Skip to main content

Tác giả: admin

Áp dụng khoa học kỹ thuật nâng giá trị cây thuốc Việt

Hội thảo là cơ hội để thảo luận, đề xuất chính sách phát triển dược liệu bền vững, tạo bước đột phá mới góp phần đẩy nhanh mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Quảng Ninh từ “nâu” sang “xanh”. Từ đó, đưa ra giải pháp, định hướng cho ngành trồng trọt, chế biến, sản xuất và phát triển dược liệu tại Quảng Ninh…  Ông Trương Quốc Cường, Cục Trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu trong khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới.   Cây ba kích, một tiềm năng của dược liệu Việt Nam 

        Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 tấn/năm, trong khi đó Việt Nam mới chỉ cung cấp được cho thị trường khoảng 15.600 tấn/năm, phần còn lại (khoảng 70%) phải nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore… Mặc dù có tiềm năng to lớn, song công cuộc bảo tồn và phát triển các cây dược liệu cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn so với việc sử dụng thuốc tân dược vì nó ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn.  Với những tiềm năng, thế mạnh như trên, Cục trưởng Cục Quản lý dược cho rằng: Hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất của ngành dược nước ta đó chính là dựa vào lợi thế sẵn có là nguồn cây thuốc dược liệu trong nước để phát triển. 

Đây sẽ là con đường nhanh chóng và thuận lợi nhất đưa Ngành dược Việt Nam đón đầu được trong hội nhập quốc tế. Thuốc nam mới chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu tân dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua.  Theo ông Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, một trong những quan điểm phát triển ngành Dược được đề cập tới trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ liệu.  Chiến lược đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%. 

Trong thời gian vừa qua, ngành Dược đã đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước với tỷ lệ gần 90%. 

Hiện tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động. Tình trạng khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. 

Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể (trồng lẫn với vùng trồng lúa và hoa màu, kỹ thuật trồng và chăm sóc chủ yếu theo kinh nghiệm, việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực phẩm, nguồn nước tưới… còn tuỳ tiện, thu hái dược liệu không tuân thủ theo mùa, vụ và tuổi của cây) làm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu, qua đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sản xuất từ dược liệu.   Ông Vũ Xuân Diện, GĐ Sở Y tế Quảng Ninh và đại diện Cty CP dược mỹ phẩm CVI ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano sản xuất chế phẩn nano ba kích nâng cao giá trị cây Ba Kích và các dược liệu thế mạnh của tỉnh. Thứ trưởng Bộ Y tế mong muốn, sau hội nghị, cùng với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của Nhà nước nói chung, sẽ kêu gọi được nhiều nhà đầu tư tham gia vào công tác phát triển dược liệu để tạo ra nhiều sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, vừa góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người dân ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu. 

Tỉnh Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho nuôi trồng, phát triển dược liệu. Bên cạnh đó, tỉnh có kho tàng tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ phong phú. Đây chính là 2 yếu tố cấu thành, giúp Quảng Ninh trở thành một tỉnh có tiềm năng rất lớn về tài nguyên cây thuốc.  Hiện nay, tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình trồng cây dược liệu – là những yếu tố quan trọng để hình thành những vùng dược liệu quy mô lớn, đồng thời đã sản xuất và đưa ra thị trường khá nhiều các sản phẩm thuốc từ dược liệu. Đây là những thành công bước đầu chứng minh cho những nỗ lực của tỉnh trong thời gian qua, cũng như cho lợi ích của việc triển khai mô hình phối hợp “4 nhà”, bao gồm: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước đối với công tác phát triển dược liệu. 

Tại Hội thảo, tỉnh Quảng Ninh đã công bố Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia Yên Tử, Quyết định thành lập Ban soạn thảo đề án xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia Yên Tử và trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược liệu.

Nano Curcumin – Công nghệ Nano, nâng tầm giá trị tinh chất nghệ Curcumin

Nano Curcumin (Tinh nghệ Nano) là dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất Curcumin từ củ nghệ, giúp cải thiện các vấn đề khó khăn, là rào cản hạn chế hiệu quả hỗ trợ điều trị của Curcumin   Kích thước phân tử Nano Curcumin Bằng công nghệ Nano, các phân tử Curcumin được cố định trong chất liệu polymer, tạo thành các hạt tiểu phân Nano có kích thước siêu nhỏ cỡ 30nm – 100nm. Bạn hãy tưởng tượng nếu phóng to 1 vật thể có kích thước nm lên bằng 1 quả cam, thì quả cam sẽ to bằng trái đất                                                                      (Nguồn: Nanotechnology.com) Ưu điểm vượt trội của Nano Curcumin – Với kích thước siêu nhỏ từ 30nm-100nm giúp Nano Curcumin phân tán tốt trong nước, độ tan 7,5%, tăng gấp 7.500 lần so với curcumin (0,001%) – Kích thước nano siêu nhỏ nano cũng giúp Nano Curcumin thẩm thấu vào máu nhanh chóng để phát huy hiệu quả hỗ trợ điều trị tại hầu hết các cơ quan khác nhau trong cơ thể – Độ hấp thu của Nano Curcumin đạt tới 80%, hiệu quả vượt trội so với Curcumin thông thường (Theo kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia của trường Đại học Dược, bang Ohio, Hoa kỳ, thực hiện năm 2012 đăng trên Pubmed. Link nghiên cứu http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21968952) – Với độ hấp thu qua đường uống lên tới 80%, theo tính toán của các chuyên gia thì liều sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị là 2 viên nang hoặc 4 ml dung dịch 7,5% Nano Curcumin thay vì phải ăn 4kg nghệ tươi, uống 120g (hơn 1 lạng) bột nghệ hay uống tới 24 viên nang Curcumin CumarGold – sản phẩm có thành phần Nano Curcumin đầu tiên tại thị trường Việt Nam

Chúng tôi – Những người sát cánh với cộng đồng trong cuộc chiến chống ung thư

Chúng tôi đã trò chuyện và suy nghĩ mãi về lời của chị. Ngẫm tới những câu chuyện được chính các bệnh nhân ung thư và người thân chia sẻ trong suốt hơn 1 năm qua, sau khi nhãn hàng Cumargold ra đời, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư, càng thấy chị nói đúng và quyết định của chúng tôi đồng hành cùng Quỹ “Ngày mai tươi sáng” của Hội Nội khoa Việt Nam thực hiện Chương trình truyền thông cho cộng đồng là điều có ý nghĩa biết bao.
 Chương trình truyền thông “Tặng 50.000 cuốn sách Bệnh Ung thư – Nhận biết, dự phòng và chiến thắng”
Chúng tôi đã góp tình cảm, công sức, tâm huyết của mình để cùng các giáo sư, bác sĩ và chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực ung thư thực hiện việc biên soạn, xuất bản cuốn sách “Bệnh Ung thư – Nhận biết, dự phòng và chiến thắng”, làm thành một món quà có giá trị tinh thần to lớn gửi tặng bệnh nhân ung thư, người nhà bệnh nhân ung thư nói riêng và cộng đồng nói chung. Cuốn sách nhằm cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cơ bản, toàn diện và mới nhất về bệnh ung thư, từ những yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng bệnh, sàng lọc phát hiện sớm đến những phương pháp điều trị, chăm sóc đang được áp dụng, cùng với những chia sẻ từ các bệnh nhân, không chỉ giúp cho người bị ung thư có thêm  niềm tin chiến thắng bệnh tật đồng thời còn giúp mọi người sớm phát hiện và kiểm soát căn bệnh này.
 Đăng ký nhận miễn phí cuốn sách “Bệnh ung thư – Nhận biết, dự phòng và chiến thắng”
Tại Chương trình, chúng tôi đã thật sự xúc động khi nghe 2 lời phát biểu:
Với Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, thày đã nói: “Hội sẽ tập trung mở thêm một hướng hoạt động mới, đó là thông tin về bệnh cho cộng đồng, triển khai sâu, rộng trên toàn quốc để giúp ích cho nhân dân trong việc phòng và điều trị bệnh. Hội lựa chọn hợp tác với Công ty dược mỹ phẩm CVI vì đây là một công ty rất có tâm với cộng đồng, đã chia sẻ, hỗ trợ và đồng hành cùng rất nhiều người bệnh trong cuộc chiến chống ung thư nói riêng và các bệnh mạn tính nói chung”.
 Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, người thày tâm huyết với hoạt động truyền thông y tế cho cộng đồng

Còn Giáo sư, tiến sỹ Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của bệnh viện Bạch Mai thì phát biểu: “Tôi rất mong sớm đưa được nhiều sản phẩm trong nước đã được nghiên cứu bài bản, được đánh giá thử nghiệm một cách cẩn trọng vào cuộc chiến chống ung thư, đồng hành cùng các y bác sĩ và người bệnh trong cuộc chiến này…”.
 Giáo sư, tiến sỹ Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của bệnh viện Bạch Mai, một trong những đơn vị đầu ngành về điều trị ung bướu trên toàn quốc đang chia sẻ tại Chương trình
 Bệnh nhân khoa ung bướu Bệnh viện Bạch Mai đăng ký nhận sách miễn phí


 
Nhãn hàng Cumargold (Công ty dược mỹ phẩm CVI) đồng hành cùng cộng đồng trong cuộc chiến chống ung thư



 Lắng nghe những chia sẻ từ chương trình


Nghe những điều chia sẻ tâm huyết từ những người thày, những chuyên gia y tế trao đổi với Chương trình, rồi nhìn những người bệnh trong Khoa ung bướu bệnh viện Bạch Mai đến tham dự ngày một đông, nhìn những ánh mắt chăm chú của các bác, các cô, chú, anh chị em lật giở theo từng trang sách, chúng tôi thầm nhủ: sứ mệnh và nhiệm vụ của CVI Pharma còn rất lớn. Không chỉ đơn thuần là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, phát huy dược liệu quý trong nước, chúng tôi còn phải luôn giữ trong mình ngọn lửa của lòng thiện nguyện, của tinh thần vì cộng đồng, để chung vai sát cánh với cộng đồng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư nói riêng, các bệnh mạn tính nói chung. Và Cumargold, hay bất kì một sản phẩm nào khác của Công ty chúng tôi, hơn cả sản phẩm, đó phải là tình yêu, đó phải là niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào những giá trị tốt đẹp luôn hiện hữu trong xã hội này.

Nano curcumin được tôn vinh tại hội chợ Techmart

Trong ngày khai mạc, đại diện công ty Dược mỹ phẩm CVI –  Th.s Dược học, Giám đốc R&D Phan Văn Hiệu đã cùng đại diện ban tổ chức cắt băng khai mạc hội chợ. Ông Hiệu cũng trình bày báo cáo tổng hợp về Ứng dụng Công nghệ nano trong sản xuất một số nguyên liệu từ thảo dược. Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh về công năng của Nano Curcumin – nguồn nguyên liệu chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam và các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa Nano Curcumin khác.

Đại diện Cty CVI: Th.s Dược học, Giám đốc R&D Phan Văn Hiệu trình bày báo cáo tổng hợp về “Ứng dụng Công nghệ nano trong sản xuất một số nguyên liệu từ thảo dược”.
Công nghệ nano giúp các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược dễ dàng xâm nhập vào mô, dịch cơ thể và tế bào. Với các dược chất ít tan công nghệ nano giúp tăng độ tan, tăng khả năng hấp thu, duy trì nồng độ cao trong máu, tăng hiệu quả điều trị, giảm liều lượng thuốc cho bệnh nhân, giảm độc tính, đặc biệt với các hoạt chất điều trị ung thư.
Kết hợp công nghệ hiện đại phương tây với tri thức cổ truyền phương Đông trong các dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ nano có thể mở ra một kỷ nguyên mới của y học trong tương lai.


Trình dược viên của CVI giới thiệu sản phẩm tới khách hàng trong hội chợ Techmart

Ngoài ra, giới chuyên môn Dược học và đông đảo cộng đồng quan tâm còn có dịp được tiếp cận với các dòng sản phẩm từ nguồn nguyên liệu Nano Curcumin đã được đưa ra thị trường giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh mạn tính, nan y bao gồm:
  • Viên nang mềm CumarGold: phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh lý gan mật.
  • CumarGold Gel: giúp giảm viêm, làm sáng các vùng da bị thâm đen do rạn da, trị nám, tàn nhang.
  • Decumar: gel chống viêm, kháng khuẩn giúp trị mụn và sẹo thâm.
  • Antrinano: chống viêm, làm lành và liền sẹo các tổn thương ở búi trĩ, hoạt huyết giúp giảm hiện tượng sưng , đau búi trĩ.
  • CumarKul: hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, viêm họng, viêm thanh quản.…
Những dòng sản phẩm với tính năng và công dụng thiết thực này đã được đông đảo khách hàng đánh giá cao và đón nhận không chỉ tại hội chợ Terchmart mà trên hệ thống phân phối sản phẩm của CVI toàn quốc. Sự ủng hộ và những ý kiến đóng góp của khách hàng sẽ là động lực và cơ sở để chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn sứ mệnh đem tinh hoa của dược liệu Việt đến với người tiêu dùng.

Khai xuân năm mới Ất Mùi

Thay mặt ban lãnh đạo Công ty, Chủ tịch HĐQT Phan Văn Hiệu đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến toàn thể nhân viên và khích lệ anh em phát huy những thành tích đã đạt được trong năm vừa qua, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu công ty trong năm 2015.

Sau lời phát biểu chúc tết đầu xuân, các lãnh đạo và toàn thể CBNV công ty đã cùng nâng ly chúc mừng năm mới. Toàn thể công ty cùng trao lì xì và những lời chúc tốt đẹp, hy vọng về một năm mới thắng lợi. Niềm vui đầu năm mới đều thể hiện trên gương mặt rạng ngời, lạc quan và sẵn sàng bước vào công việc một cách tự tin, chủ động và đạt hiệu quả cao.

Một số hình ảnh buổi gặp mặt đầu xuân :

                                                                   Chủ tịch HĐQT Phan Văn Hiệu chúc Tết anh chị em nhân viên

       Chủ tịch HĐQT Phan Văn Hiệu và Giám đốc Nguyễn Trường Thành cùng nâng cốc chúc mừng một năm mới gặt hái nhiều thành công hơn

                                              Tập thể nhân viên Công ty Dược Mỹ phẩm CVI cùng nâng ly chúc mừng năm mới


                                                                                                  Lì xì đầu năm



Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano sản xuất chế phẩm nano ba kích với tỉnh Quảng Ninh

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho nuôi trồng, phát triển dược liệu.

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn so với việc sử dụng thuốc tân dược vì nó ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn.

Chiến lược đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.

Cây ba kích, một tiềm năng của dược liệu Việt NamCây ba kích, một tiềm năng của dược liệu Việt Nam

Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu với gần 4.000 loài có công dụng làm thuốc (chiếm hơn 30% tổng số loài thực vật tại Việt Nam), đặc biệt có nhiều loại dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới.

Vậy nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước với tỷ lệ gần 90%. Cụ thể, với các dược liệu thảo dược, chúng ta mới chỉ cung cấp được khoảng 25% (15.600 tấn/năm), phần còn lại phải nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore…

Điều này bắt nguồn từ việc nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động.

Cùng với đó, tình trạng khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. 

Cây ba kích, một tiềm năng của dược liệu Việt Nam

GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị.

Do đó, tại “Hội nghị xúc tiến đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất thuốc dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2014” do UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức ngày 9/11 tại Hạ Long, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: “Công tác phát triển dược liệu sẽ ra nhiều sản phẩm có chỗ đứng, phục vụ việc chăm sóc sức khỏe nhân dân vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Đồng thời nâng cao được hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu”.

Và tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một tỉnh có tiềm năng rất lớn về tài nguyên cây thuốc bởi có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho nuôi trồng, phát triển dược liệu như cây ba kích Hồi, Quế, Trầu một lá, Bình vôi, Bá bệnh, Kim ngân hoa, Nhân trần, Ý dĩ cùng kho tàng tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ phong phú…. 

Cây ba kích, một tiềm năng của dược liệu Việt NamÔng Vũ Xuân Diện, GĐ Sở Y tế Quảng Ninh và ông Nguyễn Trường Thành – Giám đốc Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano sản xuất chế phẩm nano ba kích nâng cao giá trị cây Ba Kích và các dược liệu thế mạnh của tỉnh.

Hiện nay, tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình trồng cây dược liệu – là những yếu tố quan trọng để hình thành những vùng dược liệu quy mô lớn, đồng thời đã sản xuất và đưa ra thị trường khá nhiều các sản phẩm thuốc từ dược liệu.

Đây là những thành công bước đầu chứng minh cho những nỗ lực của tỉnh trong thời gian qua, cũng như cho lợi ích của việc triển khai mô hình phối hợp “4 nhà”, bao gồm: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước đối với công tác phát triển dược liệu. 

Ngọc Hà