Skip to main content

CVI tham dự triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam 2017

Sáng 10/5, tại Hà Nội, Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 24 (VIETNAM MEDI-PHARM) đã chính thức khai mạc. Đây là một trong những sự kiện chuyên ngành uy tín được người tiêu dùng, giới chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất thành công.Triển lãm lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của hơn 400 tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế, giới thiệu những tiến bộ, thành tựu mới của ngành y dược Việt Nam và thế giới.
 
Toàn cảnh khai mạc Triển lãm

Với sự quy tụ 500 gian hàng của các đơn vị đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, triển lãm chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 24 trưng bày rất nhiều sản phẩm thuộc các nhóm hàng như dược phẩm, thiết bị y tế, trang thiết bị bệnh viện, phòng khám, dụng cụ thiết bị nhãn khoa, nha khoa, làm đẹp. Đặc biệt, điểm mới là có khu triển lãm về thiết bị hỗ trợ và kỹ thuật chăm sóc sức khỏe như: hỗ trợ di chuyển, theo dõi sức khỏe, hỗ trợ tại nhà…
Nổi bật là gian hàng của Bộ Y tế với chủ đề “Y tế Việt Nam – Hướng tới sự hài lòng của người bệnh” tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách y tế cũng như phát triển mạng lưới y tế cơ sở; điều chỉnh giá dịch vụ y tế; đẩy mạnh triển khai “Đường dây nóng Bộ Y tế”. Triển lãm có tổ chức tư vấn, tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch, ung thư.

GS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y đánh giá cao các đơn vị tham gia đồng hành giới thiệu sản phẩm

Phát biểu tại lễ khai mạc, GS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao các đơn vị tổ chức cũng như các đơn vị tham gia đồng hành giới thiệu sản phẩm cùng triển lãm trong suốt thời gian diễn ra. Thứ trưởng mong rằng: “Các nhà sản xuất, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế trong nước và quốc tế tích cực trao đổi, tìm hiểu thị trường, đối tác liên doanh, liên kết, đầu tư nhằm góp phần phát triển mạnh hơn nữa thị trường dược phẩm, trang thiết bị y tế để mang đến quyền lợi tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam”.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng tin tưởng triển lãm sẽ đem lại cơ hội và sự thành công cho các doanh nghiệp tham dự, góp phần định hướng phát triển cho ngành trang thiết bị Y tế và Dược phẩm Việt Nam. Đặc biệt, góp phần thực hiện chiến lược chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
 
Chủ tịch HĐQT CVI – ông Phan Văn Hiệu cũng có mặt tại gian hàng ngày khai mạc

Tham gia Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần này, CVI mang đến gần 10 sản phẩm như CumarGold Kare, CumarGold, Gastosic, Detox Green, AntriNano Plus, CumarGold Gel, Kem Em Bé, Decumar,… và nhận được sự quan tâm lớn từ phía người tiêu dùng. Cô Nguyễn Thị Hằng – khách thăm quan tại triển lãm bày tỏ sự quan tâm đến dòng sản phẩm có chứa Nano Curcumin: “Chồng tôi bị đau dạ dày và thường sử dụng sản phẩm có chứa Curcumin nhưng ở dạng nước. Nghe nói Nano Curcumin tốt hơn nhưng cũng không biết sản phẩm nào. Nay được tiếp cận, tôi sẽ về tìm hiểu để dùng thử sản phẩm”.

 
Các sản phẩm có chứa Nano curcumin thu hút được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng

Cũng trong khuôn khổ triển lãm còn diễn ra các hoạt động chuyên đề như: Triển lãm Quốc tế về Thiết bị hỗ trợ và Kỹ thuật chăm sóc sức khỏe (REHATEX VIETNAM 2017); Triển lãm Bệnh viện Quốc tế Việt Nam lần thứ 10 (VIETNAM HOSPITAL 2017); Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Nha khoa Việt Nam lần thứ 6 (VIETNAM DENTAL 2017).

Đặc biệt trong các ngày diễn ra triển lãm còn có các hội thảo, tọa đàm chuyên ngành và các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại triển lãm như: Hội thảo “Hướng dẫn thi hành Luật Dược số 105/2016/QH13 và Hướng dẫn thực hiện việc Phân loại Trang thiết bị Y tế được quy định tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý Trang thiết bị y tế” do Bộ Y tế, Vụ Truyền thông và Thi đua, Khen thưởng; Vụ Trang thiết bị & Công trình Y tế; Cục Quản lý Dược chủ trì tổ chức; Hội thảo hưởng ứng ngày phòng chống tăng huyết áp thế giới: “Đo tim mạch, huyết áp, tiểu đường”; Hội thảo chuyên đề: “Lợi khuẩn và sức khỏe đường tiêu hóa”; Hội thảo: “Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc”…

Triển lãm diễn ra từ ngày 10/5 đến hết ngày 13/5 hứa hẹn sẽ đem lại cơ hội và sự thành công cho các doanh nghiệp tham dự, góp phần định hướng phát triển cho ngành trang thiết bị Y tế và Dược phẩm Việt Nam và góp phần thực hiện chiến lược chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Vân Anh

CVI tiếp tục kiện toàn nhân sự hướng đến mục tiêu lớn

Nằm trong kế hoạch kiện toàn nhân sự năm 2018, ngày 1/4, Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI đã công bố quyết định bổ nhiệm công việc đối với nhân sự Nguyễn Văn Dung và nhân sự Ngô Tiến Phúc.

Theo đó, đồng chí Nguyễn Văn Dung sẽ giữ vị trí Giám sát Kinh doanh Khu vực Tây Bắc 2- Phòng Kinh doanh. Ở vị trí này, Ông Nguyễn Văn Dung có nghĩa vụ thực hiện các công việc được phân công theo Bản mô tả công việc kèm theo Quyết định này và theo sự phân công công việc của Quản lí Kinh doanh Khu vực Tây Bắc và Giám đốc Kinh doanh Miền Bắc.

 

Cùng với đó, đồng chí Ngô Tiến Phúc sẽ giữ vị trí Giám sát Kinh doanh Khu vực Hà Nội. Đồng chí Ngô Tiến Phúc có nghĩa vụ thực hiện các công việc được phân công theo Bản mô tả công việc kèm theo Quyết định và theo sự phân công công việc của Quản lí Kinh doanh Khu vực Hà Nội và Giám đốc Kinh doanh Miền Bắc.

 

Đại diện Ban lãnh đạo công ty ban hành quyết định này, ông Nguyễn Trường Thành – Giám đốc Công ty Dược Mỹ phẩm CVI cho biết: “Năm 2018 sẽ là năm đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của CVI. Chúng tôi tin tưởng rằng với đội ngũ nhân viên trách nhiệm, năng động và luôn tràn đầy nhiệt huyết, tầm vóc của công ty trong thời gian tới sẽ có một diện mạo hoàn toàn mới, tạo ra nhiều hơn nữa những giá trị mới để làm tròn sứ mệnh của một doanh nghiệp dược phẩm trẻ trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.

Đáp lại sự kì vọng của Ban lãnh đạo công ty, đồng chí Nguyễn Văn Dung chia sẻ: “Được sự tin tưởng của Ban Giám đốc, đối với anh em chúng tôi đó không chỉ là niềm vinh dự, sự tự hào mà còn là động lực để chúng tôi ngày một cố gắng, khẳng định được năng lực ở vị trí mới cũng như không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt công việc được giao. Chúng tôi xin hứa sẽ nỗ lực hết mình để hòa cùng nhịp đập của CVI, đưa CVI ngày một lớn mạnh, phát triển hơn nữa”.   Đồng chí Nguyễn văn Dung

Đồng chí Ngô Tiến Phúc

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI: “Chuẩn hóa GMP: “Cú hích” cho sự phát triển ngành dược”

 

“Muốn tồn tại trên sân nhà thì phải tự sống, phải đầu tư, phải chuẩn hóa và quan tâm đến chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng. GMP chính là một trong những thước đo quan trọng, là “cú hích” đối với doanh nghiệp dược phẩm trong nước” – ông Phan Văn Hiệu – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI nói.

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP đang là vấn đề được quan tâm nhất trong lĩnh vực dược phẩm thời gian gần đây khi ngày 1/7/2019, Nghị định 15 của Chính phủ được triển khai thực hiện. Theo đó, doanh nghiệp không đạt chuẩn GMP sẽ buộc phải đóng cửa. Bản thân CVI đã có những bước chuẩn bị cho lộ trình nâng cấp lên chuẩn GMP như thế nào, thưa ông?

Hiện nay, CVI chưa có nhà máy sản xuất chính thức. Tất cả các sản phẩm đều được ký hợp đồng sản xuất, gia công với những nhà máy đã đạt chuẩn GMP và GMP – WHO. Tuy nhiên, chúng tôi đang tiến hành hoàn thành dự án nhà máy với vốn đầu tư hơn 200 tỷ trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc, dự kiến sẽ vận hành vào tháng 6 năm sau. Nhà máy không chỉ áp dụng GMP mà còn áp dụng hệ thống kiểm soát SCADA, tự động giám sát toàn bộ quy trình sản xuất giúp kiểm soát nội bộ và chất lượng. Đây cũng là dự án nhà máy dược phẩm đầu tiên ở Việt Nam được cấp phép trong khu công nghệ cao, đáp ứng được đầy đủ cả yếu tố công nghệ cao và điều kiện sản xuất.

Khi nhà máy đi vào hoạt động, chúng tôi có thể chủ động trong toàn bộ quá trình sản xuất, chuẩn hóa từ khâu nghiên cứu đến quy trình sản xuất, khâu hậu kiểm và cho ra sản phẩm chất lượng không chỉ đạt chuẩn GMP mà còn đạt chuẩn công nghệ cao của Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

IMG_5403

Ông Phan Văn Hiệu – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI

Ông đánh giá như thế nào về tác động của lộ trình chuẩn hóa GMP đối với thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam hiện nay?

Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã đưa ra lộ trình GMP cho thực phẩm chức năng, cá nhân tôi cũng như nhiều doanh nghiệp dược lớn rất ủng hộ và mong muốn nhanh chóng được đưa vào thực hiện. Bởi đây có thể coi là một công cụ hữu hiệu ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng tràn ra thị trường.

Hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng được ví như “trăm  hoa đua nở”. Thị trường sản phẩm thì nhiều nhưng sản phẩm chất lượng thì ít. Nhà nhà có thể sản xuất thực phẩm chức năng chỉ cần đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là cơ chế mở về điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo khe hở cho những doanh nghiệp làm ăn chụp giật. Tuy nhiên, nếu áp dụng quy chuẩn GMP sẽ giúp loại bỏ tình trạng làm ẩu, làm sai và các sản phẩm kém chất lượng. Doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài bắt buộc phải đầu tư, từ công nghệ, dây chuyền sản xuất đến con người…

Tuy nhiên, việc nâng cấp lên chuẩn GMP cần khoản đầu tư vô cùng lớn và không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực tài chính thực hiện. Theo ông, điều này có gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong nước và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị phần?

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Không chỉ trong lĩnh vực dược phẩm mà ở tất cả các lĩnh vực khác đều có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Thời buổi hội nhập tạo ra sân chơi bình đẳng, và luật chơi là công bằng với tất cả doanh nghiệp. Khi chấp nhận tham gia cuộc chơi, bản thân doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận cuộc cạnh tranh đó.

Chúng ta muốn tồn tại trên sân nhà thì phải tự sống, phải đầu tư, phải chuẩn hóa và quan tâm đến chất lượng sản phẩm, quan tâm đến người tiêu dùng. Mặt khác, áp lực cạnh tranh cũng là động lực để doanh nghiệp trong nước tự đổi mới mình, nâng cao năng lực cạnh tranh và chấp nhận cuộc chơi mà cuộc chơi đó có lợi cho người tiêu dùng.

Thực tế, khi Việt Nam muốn xuất khẩu thuốc, thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm thì rào cản lớn nhất không phải rào cản thương mại mà là rào cản kỹ thuật mỗi nước dựng lên. Muốn chơi chung với thế giới, chúng ta buộc phải tuân theo quy chuẩn chất lượng chung. GMP chính là một trong những thước đo quan trọng, là cú hích đối với doanh nghiệp dược phẩm trong nước. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn của GMP có nghĩa doanh nghiệp không thể xuất khẩu sang các thị trường khác trong khu vực ASEAN, chứ chưa nói đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn tại các thị trường như Mỹ, châu Âu…

IMG_5373

Mặt khác, bản thân doanh nghiệp nước ngoài muốn vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, họ cũng phải tuân thủ luật chơi và cũng phải đầu tư sản xuất ra sản phẩm chất lượng đạt chuẩn GMP. Bởi vậy nói việc chuẩn hóa GMP tạo khó khăn cho doanh nghiệp chỉ là bức bình phong do doanh nghiệp yếu năng lực cạnh tranh đưa ra ngụy biện cho sự ngại đổi mới của họ.

“Chuẩn hóa GMP không chỉ có lợi cho nhà quản lý, người tiêu dùng mà còn cho chính doanh nghiệp, vậy tại sao chúng ta không mạnh dạn đầu tư, áp dụng? Đã đến lúc, doanh nghiệp dược phẩm hoặc chấp nhận bị loại thải và làm những việc đơn giản hơn hoặc buộc phải tự thay đổi và nâng cấp lên”.

Ông Phan Văn Hiệu – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI

Có thể thấy GMP sẽ mở ra viễn cảnh tươi sáng cho thị trường thực phẩm chức năng. Còn về phía doanh nghiệp, quy định này sẽ tác động như thế nào đối với hoạt động doanh nghiệp?

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh  sẽ khó tránh được những sai sót. Tuy nhiên, nếu toàn bộ quy trình sản xuất được ghi lại thì sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra lỗi ở khâu nào, bao bì hay nguyên liệu, phối trộn, sản xuất, lưu kho…Từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng khắc phục được sự cố. GMP thực chất còn thanh lọc những doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh, giúp bảo vệ doanh nghiệp làm ăn bài bản, mạnh dạn đầu tư.

Chuẩn hóa GMP không chỉ có lợi cho nhà quản lý, người tiêu dùng mà còn cho chính doanh nghiệp, vậy tại sao chúng ta không mạnh dạn đầu tư, áp dụng? Đã đến lúc, doanh nghiệp dược phẩm hoặc chấp nhận bị loại thải và làm những việc đơn giản hơn hoặc buộc phải tự thay đổi và nâng cấp lên.

Trong thời gian tới, CVI xác định bước đi cụ thể như thế nào để có thể đứng vững và phát triển, thưa ông?

Thời gian qua, CVI đã xúc tiến hợp tác với 1 số doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan. Năm ngoái, CVI cũng đã ký hàng loạt hợp tác với các đối tác chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc và hợp tác với Viện kiểm định chất lượng quốc gia của Hàn Quốc.

Khi nhà máy tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc đi vào sản xuất, tất cả sản phẩm của CVI sẽ được gửi sang Hàn để kiểm tra và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Chứng nhận này của Viện kiểm định chất lượng quốc gia Hàn Quốc được toàn bộ các nước trên thế giới, kể cả các thị trường phát triển như châu Âu, EU, Nhật Bản công nhận. Đây là bước đà chuẩn bị để CVI hướng tới chinh phục ước mơ đưa sản phẩm của CVI ra toàn thế giới.

Cám ơn những chia sẻ của ông!