Skip to main content

Tác giả: admin

CVI kêu gọi chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai

Những ngày này, đồng bào cả nước đang hướng mắt về miền Trung, nơi “khúc ruột của Tổ quốc” đang bị nhấn chìm trong biển nước, phải gồng mình chống chọi lại trận lũ dữ dội và khốc liệt. Hàng nghìn người dân đang phải tránh lũ trên mái nhà trong tình cảnh thiếu lương thực và nước uống.

 
Người dân miền Trung đang “oằn mình” trong biển lũ

Chính vì vậy bắt đầu từ hôm nay 17/10, Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI đã phối hợp cùng nhóm nhà báo Bạch Hoàn, Ngô Nguyệt Hữu, Lê Hữu Chính kêu gọi các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên cả nước cùng chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ ở các tỉnh miền Trung qua tài khoản Bạch Thị Hoàn, số tài khoản 0971000000474, Vietcombank chi nhánh Thanh Trì, Hà Nội (nhận đóng góp đến hết ngày 23/10).

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái hướng về đồng bào miền Trung, Ban lãnh đạo Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI đã kêu gọi toàn thể CBCNV công ty ủng hộ một ngày lương cho đồng bào miền Trung, đồng thời trích 100 triệu đồng từ quỹ từ thiện của công ty để cùng chung tay chia sẻ, giúp đỡ người dân vùng lũ nhanh chóng vượt qua khó khăn, sớm ổn định lại cuộc sống.

 
CVI kêu gọi chung tay vì đồng bào miền Trung đang gặp lũ lụt

Toàn bộ số tiền quyên góp sẽ được gửi đến tận tay đồng bào Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong chuyến đi dự kiến vào ngày 24/10/2016 (kéo dài từ 1-2 ngày) gồm gần 2000 suất quà, mỗi suất trị giá từ 1-2 triệu đồng, bao gồm tiền mặt và những đồ dùng thiết thực như lương thực, thuốc men, nước uống.

Anh chị em, bạn bè hãy đóng góp, chia sẻ khó khăn với miền Trung ruột thịt bằng những hành động thiết thực nhất cùng chúng tôi!
Hà Hoa

Cháy sáng khát vọng nâng tầm cây thuốc Việt

Ngày 11/10/2016, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã lần đầu công bố chế tạo thành công Phức hệ Nano FGC giúp nâng cao thể trạng, giảm độc tính sau hóa trị xạ trị ung thư, hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong và sau quá trình bệnh nhân điều trị ung thư, đánh dấu một bước đi mới trong lĩnh vực ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân ở Việt Nam. Đề tài do TS. Hà Phương Thư (Trưởng phòng Nano Y Sinh – Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nghiên cứu. Nhưng không mấy ai biết rằng, để tạo được dấu ấn này, là có sự hỗ trợ thầm lặng của một người luôn hết lòng vì cây thuốc Việt: Dược sĩ Phan Văn Hiệu. Bởi thế, TS. Hà Phương Thư chia sẻ: Nếu không có sự hợp tác tích cực của ThS. Phan Văn Hiệu, thì mãi mãi tôi sẽ không thể biến khát vọng thành hiện thực để có thể làm ra được sản phẩm gì, mà chỉ dừng ở nghiên cứu cơ bản.

Biến giấc mơ thành sự thật
Chính ThS. Phan Văn Hiệu đã chủ động gặp TS. Hà Phương Thư sau khi chị nhận Giải thưởng L’Oreal  UNESCO cho đề tài “Quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư”, để đề nghị hợp tác. Niềm say mê khoa học và tin tưởng lẫn nhau của những người hết lòng vì khoa học đã nhanh chóng tạo nên sự gắn kết và chia sẻ. Bằng sự hiểu biết sâu sắc về cây thuốc Việt, cũng ThS. Phan Văn Hiệu đã gợi ý cho TS. Hà Phương Thư bài thuốc Hắc hoàng kỳ phương của Tây Tạng có thành phần từ củ nghệ vàng và tam thất, được lưu truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh ung thư, để nghiên cứu phát triển thành dạng bào chế và làm rõ cơ sở khoa học của bài thuốc. Bằng công nghệ nano, TS. Hà Phương Thư đã khắc phục được những điểm yếu của hoạt chất curcumin quý trong cây nghệ vàng là ít tan, hấp thu kém, đồng thời, phối hợp với saponin chiết xuất toàn phần từ tam thất, fucoidan từ rong nâu thành phức hệ nano FGC, vừa khắc phục được nhược điểm của mỗi dược chất, vừa phát huy tác dụng, nâng cao hiệu quả so với dùng từng loại riêng, giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh trong quá trình điều trị ung thư.

 
Thạc sỹ dược học Phan Văn Hiệu, người luôn cháy sáng khát vọng nâng tầm cây thuốc Việt

Hiểu rõ những thách thức của việc nghiên cứu khoa học, giữa suy luận logic trên lý thuyết với thực tế, nhưng vượt nên tất cả  là tâm huyết và niềm tin, hiểu rõ những giá trị của cây thuốc dân gian cũng như những kết quả đã được công bố quốc tế trong các công trình nghiên cứu khoa học của TS. Hà Phương Thư về hệ dẫn thuốc nano trong điều trị ung thư, Công ty của Hiệu đã mạnh dạn đầu tư để TS. Hà Phương Thư nghiên cứu trong suốt hơn 2 năm phức hệ nano FGC để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cumargold Kare.Sau thành công về nghiên cứu bào chế, nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm các tác dụng sinh học trên ung thư tại Học viện Quân y. Từ các kết quả tích cực chứng minh tác dụng ức chế sự phát triển của khối u trên dòng tế bào ung thư vòm họng, vú, phổi, gan và tuyến tiền liệt người, nhóm tiếp tục thực hiện trên động vật với mô hình nghiên cứu tiên tiến, đảm bảo kết quả khách quan, khoa học, được thế giới công nhận. Việc thử nghiệm không tiến hành trên chuột bạch, mà là trên chuột thiếu hụt miễn dịch (chuột nude mice) được cấy ghép mang khối ung thư phổi người. Suốt quá trình thử nghiệm, ThS. Phan Văn Hiệu hồi hộp theo dõi từng ngày và niềm vui như vỡ òa khi PGS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn, Chủ nhiệm Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y, cho biết kết quả rất khả quan: Phức hệ nano FGC có tác dụng ức chế phát triển tế bào ung thư, đặc biệt trên dòng tế bào ung thư phổi A549, ung thư gan Hep-3B, ung thư vòm họng HTB-43. Trên chuột nude mang khối ung thư phổi người, đồng thời có tác dụng ức chế khối u phát triển, khi dùng đối chứng với nhóm chuột sử dụng doxorubicin đơn độc và nhóm chuột sử dụng doxorubicin phối hợp với phức hệ nano FGC đã làm tăng tỷ lệ sống sót so với nhóm chứng. Đặc biệt phức hệ nano FGC cũng có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.Thành công của Cumargold Kare đã thêm một lần chứng minh hướng đi của ThS. Phan Văn Hiệu là đúng đắn: đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có thể ứng dụng vào thực tiễn, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao từ cây thuốc dân gian Việt Nam, giúp người dân được sử dụng với chất lượng cao. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhà khoa học phát triển và gắn nghiên cứu với phục vụ cuộc sống. Trước đó, năm 2013, anh đã hợp tác với các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam để nghiên cứu và ứng dụng nano vào sản xuất dòng sản phẩm Cumargold chứa nano curcumin chiết xuất từ cây nghệ vàng, tạo nên bước đột phá mới trong hỗ trợ điều trị ung thư, viêm loét dạ dày, bệnh xương khớp, gan mật… và được thị trường đón nhận.

Đam mê cây thuốc ViệtĐể có được những sản phẩm có chất lượng cao, có nguồn gốc hoàn toàn từ cây thuốc Việt đang giúp cho rất nhiều người bệnh thêm hy vọng chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo, là một hành trình đầy hy sinh và kéo dài trong nhiều năm của ThS. Phan Văn Hiệu – chàng trai vừa “say” cây thuốc Nam, vừa đam mê nghiên cứu khoa học.Tuổi thơ của Phan Văn Hiệu thấm đẫm hương thơm nồng nàn của sả, bạc hà, hương nhu của những cánh đồng chuyên canh dược liệu ở Khoái Châu, Hưng Yên. Không phải một lần, đứng giữa màu xanh bạt ngàn của những vườn thuốc Nam, cậu bé Hiệu thầm ước một ngày nào đó, sẽ làm cho những cây thuốc dân dã này trở thành những loại thuốc quý chữa bệnh cho bà con, thậm chí, xuất khẩu ra nước ngoài với thương hiệu thuốc Việt. Ước mơ ấy đã lớn dần theo năm tháng, thành khát vọng dẫn anh vào Đại học Dược.Dù không có điều kiện chuyên tâm học hành khi phải vừa học, vừa làm thêm nhiều việc để có tiền trang trải cuộc sống, nhưng với niềm đam mê cộng với sự thông minh và chăm chỉ, Phan Văn Hiệu đã luôn là một tấm gương nổi bật trong top đầu ở Trường đại học Dược. Từng là Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Dược Hà Nội, là thủ lĩnh phong trào sinh viên đại học, tham gia dẫn dắt nhiều hoạt động của phong trào sinh viên, đồng thời vẫn dành thời gian thực tập làm nghiên cứu khoa học. Với kết quả học tập luôn trong top đầu của khóa, Hiệu đã được nhận nhiều học bổng, đặc biệt là học bổng Furyo danh giá của Chính phủ Nhật.Quý mến câu học trò thông minh, đam mê nghiên cứu, GS.TS. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo cho anh rất nhiều về thuốc Nam và những giá trị đặc biệt của cây thuốc Việt. GS.TS. Phạm Thanh Kỳ chính là người đã truyền cảm hứng mạnh nhất cho Hiệu để anh luôn khao khát gắn bó bền chặt với cây thuốc Nam.Bởi thế, ra trường, dù quyết định từ bỏ cơ hội trở thành giảng viên của Trường đại học Dược, tạm gác giấc mơ gắn bó với khoa học để lo cho cuộc sống, ThS. Phan Văn Hiệu vẫn không nguôi khát vọng được nâng tầm cây thuốc Việt. Và, sau 10 năm, mặc dù đã cùng đồng nghiệp tạo dựng một công ty dược phẩm lớn mạnh, có doanh thu trên 300 tỷ đồng/năm cùng với 5 công ty thành viên và hệ thống phân phối khắp cả nước, giải quyết việc làm cho hơn 200 nhân viên, khát khao đưa cây thuốc Nam giá trị thấp thành các sản phẩm có giá trị vẫn cháy bỏng trong anh.Lớn lên từ vùng trồng cây thuốc Nam, Hiệu hiểu hơn ai hết về tiềm năng to lớn của cây thuốc Nam, khi nước ta có rất nhiều cây thuốc quý và kho tàng tri thức bản địa được kết tinh ở các bài thuốc dân gian có giá trị thực tiễn, kinh nghiệm sử dụng phong phú, đã truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, việc ứng dụng chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp, dạng sử dụng không thuận tiện, chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, cách chế biến bài thuốc và không lượng hóa được hiệu quả. Vì thế, chỉ áp dụng khoa học vào những bài thuốc, cây thuốc dân gian, mới có thể mang những sản phẩm này phục vụ đông đảo người dân.Sau nhiều đêm đấu tranh tư tưởng, Phan Văn Hiệu đã có một quyết định táo bạo: Rời bỏ vị trí  CEO tại công ty đã làm nên tên tuổi của mình với mức thu nhập “khủng” hàng chục nghìn USD/tháng, để thực hiện mơ ước của mình bằng mô hình mới đầy mạo hiểm và rủi ro: Phát triển các sản phẩm phục vụ việc điều trị người bệnh bằng nguồn dược liệu sẵn có từ việc áp dụng các thành tựu khoa học để nâng cao giá trị và tầm vóc của cây thuốc Nam truyền thống. Anh không chọn các bài thuốc Đông y sẵn có, vì không muốn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc.Cùng với người bạn thân là dược sĩ Nguyễn Trường Thành, cả hai thành lập Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI, với định vị kết nối trí tuệ của các nhà khoa học, ứng dụng nghiên cứu khoa học công nghệ cao, tiên tiến vào việc nâng tầm giá trị các cây thuốc quý, có giá trị đã được thế giới thừa nhận cũng như người dân có hiểu biết, kinh nghiệm sử dụng phong phú, thành các dạng bào chế hiện đại.ThS. Phan Văn Hiệu chia sẻ: Trong khi năng lực nghiên cứu và nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này của doanh nghiệp rất khó khăn, thì nhiều kết quả nghiên cứu tâm huyết của các nhà khoa học sau khi nghiệm thu thường để “trong ngăn kéo”, rất lãng phí. Vì thế, tìm kiếm các công trình khoa học có khả năng ứng dụng, để hợp tác chuyển giao, nhằm đưa những nghiên cứu khoa học vốn chỉ nằm trên giấy ứng dụng vào thực tiễn, hoặc đặt hàng các nhà khoa học, giúp doanh nghiệp rút ngắn được quá trình phát triển sản phẩm mới, sẽ đem lại lợi ích cho cả nhà khoa học – người bệnh – người trồng dược liệu.Sau nhiều ngày tìm kiếm, Hiệu và dược sĩ Nguyễn Trường Thành đã phát hiện Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano sản xuất các hệ dẫn thuốc tan trong nước của các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nghiệm thu từ lâu, nhưng không được ứng dụng. Hiệu đã mạnh dạn đề xuất các tác giả ứng dụng vào việc sản xuất nano curcumin – chiết xuất từ củ nghệ vàng – để hỗ trợ điều trị bệnh.“Đứa con đầu lòng” của mô hình hợp tác này là sản phẩm Cumargold đã trở thành sự kiện KHCN gây dấu ấn mạnh mẽ tại Việt Nam, được truyền thông trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm. Công trình này còn lọt vào danh sách 10 thành tựu KHCN tiêu biểu năm 2013 của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.Thành công trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật với nghệ, rồi tam thất và rong biển càng động viên ThS. Phan Văn Hiệu và tập thể các nhà khoa học trong việc xác định hướng đi. Giờ đây, anh và các đồng nghiệp, các nhà khoa học tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu chế tạo sản phẩm từ quả gấc rất phổ biến ở Việt Nam, trong khi rất ít nước có. Đây là loại quả có hoạt tính lycopen cao nhất trong các loại quả, mà lycopen có thể hỗ trợ chữa nhiều bệnh như ung thư hay đào thải độc tố…Tuy  nhiên, đầu tư cho bào chế và sử dụng lycopen cũng đầy thử thách. Theo ThS. Phan Văn Hiệu, việc bào chế cực kỳ khó do lycopen là chất chống ôxy hóa mạnh nhưng cũng bị ôxy hóa rất nhanh. Lycopen tan trong dầu nhưng lại không tan trong nước. Những vấn đề này đòi hỏi có sự can thiệp của công nghệ mới giải quyết được các vướng mắc và khi đó, tiềm năng từ quả gấc là rất lớn.DS. Phan văn Hiệu cho biết, thế giới đã bào chế thành công lycopen dưới dạng công nghệ nano, hoàn toàn tan trong nước, được ứng dụng sản xuất các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến, nâng cao sức khỏe với giá thành rất đắt: một lọ 60 viên chứa lycopen dạng nano, chiết xuất từ cà chua và resveratrol vỏ nho của Singapore giá tới 1.500USD, hay dùng trong mỹ phẩm chống lão hóa da cao cấp của Nhật giá đến vài trăm USD/tuýp. Nếu hướng nghiên cứu này thành công, giá trị quả gấc đầy tiềm năng của Việt Nam sẽ được nâng lên gấp bội, mở ra cơ hội làm giàu cho bà con nông dân.

 
Thạc sỹ Phan Văn Hiệu tại vườn tam thất bắc huyện Si Ma Kai, Lào Cai

Chẳng đường nào dạo bước trên hoa hồng
Định hướng nghiên cứu của Hiệu là tập trung vào các cây thuốc chứa các dược chất đã được thế giới chứng minh, như củ nghệ, tam thất, gấc… là các vị thuốc được người dân sử dụng hàng ngàn năm với kinh nghiệm sử dụng phong phú, hay rong biển đã được người Nhật sử dụng từ nhiều thế kỷ trước. Từ việc phát huy các giá trị đã được thừa nhận, anh và các nhà khoa học đưa khoa học vào giải quyết những trở ngại trong chiết xuất, làm giàu dược chất, dùng công nghệ bào chế hiện đại cải thiện sự hấp thu của từng dược chất (như tính khó tan trong nước, khó hấp thu của curcumin trong nghệ, chiết xuất saponin toàn phần từ tam thất hay khắc phục tính dễ bị ôxy hóa của lycopen trong gấc…), giúp gia tăng giá trị của cây thuốc Việt.
Tuy vậy, việc đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu để có các sản phẩm mới đầy mạo hiểm, khi việc thành – bại chỉ cách nhau gang tấc, vì không phải đề tài nào cũng có thể thành công. Nếu thất bại, cả tỷ đồng đầu tư nghiên cứu và đánh giá kết quả sẽ đổ xuống sông xuống bể. Vì thế, nhiều nhà khoa học có kết quả nghiên cứu rất tốt, nhưng không thể sản xuất đại trà được, vì khi nâng quy mô từ sản xuất thí nghiệm lên quy mô sản xuất thử nghiệm, rồi quy mô sản xuất công nghiệp có thể làm chất lượng hay các thông số kỹ thuật thay đổi, trong khi yêu cầu chất lượng phải ổn định và giá thành giảm. Cũng có khi, đặt hàng mãi mà vẫn không thể nghiên cứu được, như ThS. Phan Văn Hiệu đã đặt hàng bào chế lycopen từ quả gấc nhiều năm qua vẫn chưa thành công. Vì về lý thuyết công nghệ là thế, nhưng để chiết xuất quy mô lớn lycopen dạng tinh thể ổn định, không bị phân hủy đã khó, mà thành lycopen nano còn khó gấp bội.
Bên cạnh đó, thuyết phục các nhà khoa học hợp tác chuyển giao thành quả nghiên cứu đầy tâm huyết và đầu tư lớn của họ là một thách thức. Phải mất nhiều thời gian làm việc và xây dựng niềm tin, bằng sự đam mê và trân trọng thành quả khoa học, bằng việc triển khai các đề tài thành các sản phẩm có chất lượng và thương hiệu trên thị trường, anh và đồng nghiệp mới thực sự chinh phục được các nhà khoa học, để họ coi công ty của anh là địa chỉ uy tín “chọn mặt gửi vàng” ứng dụng các đề tài vào thực tiễn.
Việc đầu tư còn phải đối mặt với những thách thức trong thay đổi thói quen và nhận thức của người tiêu dùng. Các sản phẩm làm từ cây cỏ có sẵn trong nước, như nghệ, tam thất, gấc… được đầu tư KHCN nên hiệu quả cao hơn nhiều, do đó giá thành cũng cao hơn, nhưng người dùng không dễ đón nhận. Hơn nữa, nhiều người tin rằng, dùng bột tam thất, bột nghệ, quả gấc như thực phẩm cũng tốt lại rẻ tiền, mà hoàn toàn không biết rằng các hoạt chất của nghệ và tam thất không tan trong nước nên không hấp thu được, hay lycopen trong dầu gấc hàm lượng thấp lại bị phá hủy nên khó hấp thụ.
Đầu tư KHCN nên giá thành cao, rất dễ gặp rủi ro về thị trường. Trong khi sản phẩm mới cần một quãng đường dài với việc tiếp cận bài bản mới hy vọng thành công. Mà, trên quãng đường ấy vẫn luôn đầy thử thách, dễ khiến nhụt chí khi để có được một sản phẩm, phải đầu tư rất nhiều tâm sức, tiền của và thời gian, nhưng đưa ra thị trường chưa được bao lâu đã bị làm nhái, ăn theo một cách trắng trợn. Thiếu hàng rào bảo vệ quyền sở hữu hữu hiệu, nên ThS. Phan Văn Hiệu mới chỉ dám dừng lại ở việc phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thiên nhiên.
Tuy thế, anh khẳng định, trong lĩnh vực nghiên cứu bào chế những dạng thuốc mới, như thuốc dạng nano hay liposome, các nghiên cứu bán tổng hợp dược chất… tiềm năng nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam không hề thua kém các nước. Nhiều đề tài làm xong không thể ứng dụng do cần hành trình làm các thử nghiệm lâm sàng, đòi hỏi không chỉ đầu tư tiền của, mà còn cần hành trình dài 5-10 năm với bao quy định ngặt nghèo. Doanh nghiệp không dám đầu tư khi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các thủ tục cấp phép cho vấn đề  này còn phức tạp và đầy rủi ro.
Với khát vọng khoa học luôn rực cháy, đặc biệt là niềm đam mê, trân trọng những giá trị truyền thống trong lĩnh vực dược học của ThS. Phan Văn Hiệu, hy vọng không xa nữa, ước mong có được những sản phẩm thuốc điều trị các bệnh hiểm nghèo của anh sớm thành hiện thực, để cứu chữa thêm nhiều người bệnh. Đêm đêm, anh vẫn lặng lẽ làm việc trong căn phòng nhỏ có khi tới sáng, như muốn chạy đua với thời gian để chiếm lĩnh thành công khoa học…
Rõ ràng, với hướng đi đúng đắn của ThS. Phan Văn Hiệu là đưa khoa học vào soi sáng những cây thuốc và bài thuốc dân gian, anh đã không chỉ kế thừa được tri thức bản địa, phát huy được tiềm năng của cây thuốc, mà còn góp phần giảm “chảy máu ngoại tệ”, giảm nhập các sản phẩm từ nước ngoài. Các nhà khoa học cũng có “đất” để thể hiện tài năng và gắn nghiên cứu phục vụ cuộc sống, thay vì nhiều công trình được nghiên cứu bằng trí tuệ của những con người ưu tú trong thời gian dài, lại chỉ có giá trị “nằm đắp chiếu”. Chắc chắn, người bệnh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi có điều kiện tiếp cận các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo, chứ không chỉ là quyền lợi của người giàu như hiện nay khi giá sản phẩm rất cao do phải nhập từ nước ngoài.

Theo Dạ Miên báo suckhoedoisong

CVI kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam

Chiều 27/2, Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI đã tổ chức lễ kỷ niệm chào mừng 62 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2017).

Lễ kỷ niệm diễn ra trang trọng và ấm cúng tại Văn phòng Công ty với sự tham gia của Ban lãnh đạo, Giám đốc các phòng chức năng và gần 30 dược sĩ cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đang làm việc tại CVI.

 
Ban giám đốc và đội ngũ dược sỹ CVI nhận quà ngày 27/02

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Văn Hiệu – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI đề cao trách nhiệm của người thầy thuốc cùng những cán bộ, nhân viên đã và đang đóng góp vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: “Không cứ gì những người trực tiếp làm y, bác sĩ mà ngay cả những người kinh doanh thuốc, sản xuất ra thuốc cũng cần phải có một cái Tâm. Tức là trái tim phải luôn hướng về người bệnh, phải thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, chia sẻ với họ những đau đớn bệnh tật. Từ đó sẽ dần thấu hiểu họ hơn, và có nhiều ý tưởng nghiên cứu mới, cho ra đời các sản phẩm có chất lượng thực sự tốt, đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng, vượt ra ngoài giới hạn của những giá trị liên quan đến kinh doanh” – ông Phan Văn Hiệu nhấn mạnh.

Cũng trong buổi gặp mặt, ông Nguyễn Trường Thành – Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI gửi lời động viên, khuyến khích các Dược sĩ cũng như CBCNV đang làm việc tại CVI luôn yêu nghề và tiếp tục cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Đồng thời chia sẻ về kế hoạch trong năm 2017: “Song song với việc phát triển kinh doanh, chúng ta sẽ đầu tư thêm nhà máy sản xuất để tầm nhìn trong 3 năm tới, CVI sẽ là doanh nghiệp dược phẩm chủ động từ khâu chiết xuất nguyên liệu đến khi ra thành phẩm. Chúng ta chủ động để giúp cho việc kinh doanh chủ động và quan trọng hơn là kiểm soát nghiêm ngặt được chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường”.
Ông Nguyễn Trường Thành tin tưởng với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, CVI sẽ là điểm một điểm sáng trong tiến trình nội địa hóa ngành dược phẩm Việt Nam. Để đạt được kỳ vọng ấy rất cần sự đoàn kết, nỗ lực và cố gắng từ tất cả các bộ phận, các cán bộ, nhân viên trong Công ty.
Lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam là một hoạt động thường niên tại Công ty. Đây cũng là món quà tinh thần quý giá tôn vinh và động viên tập thể CBCNV CVI nói chung và các dược sỹ đang công tác tại CVI nói riêng cùng nhau phấn đấu hơn nữa, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và trách nhiệm với xã hội, vì mục tiêu mang đến những sản phẩm tốt nhất phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Vân Anh

CẢNH BÁO: THÔNG TIN SAI LỆCH KHI CUMARGOLD KARE TẠM THỜI HẾT HÀNG

“CumarGold Kare ngừng sản xuất” là thông tin sai lệch xuất hiện thời gian gần đây đang gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh.

 
Hiện đang có rất nhiều thông tin sai lệch khi CumarGold Kare tạm thời hết hàng, gây tâm lý hoang mang lo lắng cho bệnh nhân
Có mặt trên thị trường hồi tháng 10/2016, sau lễ kí kết chuyển giao nguyên liệu giữa Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ VN và Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI, sản phẩm CumarGold Kare có chứa phức hệ Nano FGC đã nhận được sự quan tâm lớn của người bệnh và giới chuyên môn, mang lại một giải pháp mới trong việc nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị cho các bệnh nhân ung bướu.
Chưa đầy hai tháng, CumarGold Kare đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, nhận được sự tin tưởng và sử dụng của hàng chục ngàn bệnh nhân ung bướu.
Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu phức hệ Nano FGC có trong CumarGold Kare được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của TS. Hà Phương Thư (Trưởng Phòng Vật liệu Nano y sinh, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) được nâng cấp từ đề tài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nên khi nhu cầu sử dụng của bệnh nhân tăng quá cao thì năng lực sản xuất của nhóm nghiên cứu chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng.
 
 TS. Hà Phương Thư cùng cộng sự đang đẩy mạnh tiến độ sản xuất nguyên liệu để nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

Tiến sĩ Hà Phương Thư cho biết: “Với trách nhiệm của những nhà khoa học, tôi và nhóm nghiên cứu đang cố gắng hết sức để sản xuất nguồn nguyên liệu Phức hệ Nano FGC đạt chất lượng tốt nhất với năng suất cao nhất. Tuy nhiên do còn thiếu một số máy móc, nên công suất hiện tại mới được khoảng 30kg/tháng, tương đương 5.000 hộp CumarGold Kare/tháng, mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu người tiêu dùng. Hiện nay, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đang phối hợp cùng với công ty Dược mỹ phẩm CVI đang khẩn trương đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc để nâng cao công suất. Tuy nhiên, việc đầu tư máy móc và tối ưu qui trình sản xuất cần thời gian nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu sẽ chưa thể cải thiện trong trong vòng vài tháng tới. Rất mong các bệnh nhân thông cảm cho nhóm nghiên cứu và giữ vững niềm tin vào sản phẩm CumarGold Kare”.
Các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng đưa ra cảnh báo, hiện nay có những sản phẩm có chứa Curcumin, tam thất, nhưng lại sử dụng bản tin Thời sự VTV đưa tin về Phức hệ nano FGC, tẩy xóa hình ảnh sản phẩm CumarGold Kare, chèn hình ảnh sản phẩm khác gây hoang mang, nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Đại diện CVI khẳng định, hiện tại trên thị trường Việt Nam chỉ có duy nhất sản phẩm CumarGold Kare có chứa phức hệ Nano FGC, bao gồm bộ 3 hoạt chất Curcumin, Fucoidan, NotoGinseng trong Tam thất, được chuyển giao từ Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Vì vậy, bệnh nhân ung bướu cần thận trọng trước những thông tin quảng cáo sai lệch trên mạng xã hội để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Việc CumarGold Kare liên tục hết hàng từ tháng 10/2016 đến nay tuy đã gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân ung bướu, nhưng cũng là một tín hiệu đáng mừng của ngành dược phẩm khi CumarGold Kare mới ra mắt đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng trong quá trình sử dụng. Hiện nay CumarGold Kare đang được các bệnh nhân ung bướu chia sẻ với nhau như một bí quyết nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ sau quá trình hóa xạ trị.
Hà Hoa

CumarGold lọt TOP 100 sản phẩm Tin & Dùng 2016

Chiều 25/11, tại Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Tư vấn Tiêu dùng tổ chức lễ trao giải thưởng và vinh danh 100 sản phẩm, dịch vụ “Tin và Dùng” được người tiêu dùng bình chọn năm 2016.

Với chủ đề trọng tâm của chương trình “Tin và Dùng 2016” là “Sản phẩm xanh, tiêu dùng sạch – Sự đầu tư dài hạn cho tương lai”, các sản phẩm – dịch vụ đề cử bình chọn được chia theo 7 nhóm ngành chính: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thực phẩm và dịch vụ bán lẻ; thời trang, mỹ phẩm, làm đẹp; sản phẩm gia dụng – nội thất; dược phẩm và thiết bị chăm sóc sức khoẻ; du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản; công nghệ, viễn thông.
Trong 10 tháng (từ tháng 1 – 10/2016), chương trình thu hút 4.000 sản phẩm – dịch vụ tham gia đề cử. Đồng thời, Ban tổ chức đã nhận lại được 16.000 phiếu bình chọn, 62.000 ý kiến đánh giá trực tuyến của người tiêu dùng trên cả nước.
Bà Hoàng Thuỷ Chung, đại diện Ban tổ chức chương trình “Tin & Dùng 2016” cho biết, tiêu chí đánh giá, bình chọn năm nay tập trung đề cao sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, quá trình sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và sức khoẻ. Mục tiêu của chương trình khảo sát “Sản phẩm xanh, tiêu dùng sạch”, để khuyến khích người tiêu dùng tự đánh giá và lựa chọn sử dụng những sản phẩm an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường…
Việc làm này không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe của mỗi người, môi trường sống của cộng đồng mà còn giúp lành mạnh hóa thị trường, loại bỏ sản phẩm không đảm bảo các tiêu chuẩn cơ sở về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Một số doanh nghiệp được trao giải và vinh danh trong năm nay đáng chú ý có Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Trung Nguyên, Lock&Lock, VinMart, HD Bank, TP Bank và Dược Mỹ phẩm CVI.

 Ông Lã Thượng Thiên, GD Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI miền Nam trên sân khấu nhận giải
Là một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất trên sân khấu nhận giải, CumarGold được Tạp chí Tin & Dùng vinh danh Top 100 về Dược phẩm và Chăm sóc sức khỏe.
Có mặt trên thị trường hồi cuối năm 2013 nhưng bằng uy tín, chất lượng của một sản phẩm mang thương hiệu Việt từ nguồn dược liệu Việt, CumarGold đã và đang là sản phẩm Tin & Dùng của hàng triệu bệnh nhân ung bướu, dạ dày, gan mật, phụ nữ sau sinh trên khắp cả nước.

 
Sau 3 năm, CumarGold hiện đang là người bạn đồng hành mỗi ngày của hàng triệu bệnh nhân

Đây là năm thứ 3 liên tiếp CumarGold vinh dự nhận giải thưởng cao quý này do độc giả Tạp chí Tin & Dùng bình chọn, là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng và niềm tin từ phía người tiêu dùng dành cho các sản phẩm của CVI nói chung và CumarGold nói riêng.
Từ năm 2006 đến nay, chương trình Tin & Dùng Việt Nam được tổ chức thường niên nhằm bình chọn sản phẩm hàng hóa – dịch vụ trên thị trường Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn. Đây là chương trình lấy ý kiến người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi; sự lựa chọn và những dự định trong tương lai của người tiêu dùng về mua sắm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm hàng tiêu dùng.
Hà Hoa

Tái bản 10.000 cuốn tự truyện Muôn ánh mặt trời

Hưởng ứng chương trình hành động Thế giới phòng chống Ung thư mùng 4 tháng 2, Công ty cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI phối hợp với Nhà xuất bản Công an Nhân dân đồng tái bản 10.000 cuốn sách Muôn ánh mặt trời của tác giả trẻ Hoàng Thị Diệu Thuần.

 

Hoàng Diệu Thuần – Một cây viết trẻ giàu cảm xúc

Được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 12/2015, sau hơn một năm phát hành, cuốn tự truyện Muôn ánh mặt trời vẫn thu hút được sự quan tâm của hàng triệu bạn đọc trên cả nước. Là cuốn sách có ý nghĩa nhân văn cao cả, Muôn ánh mặt trời tái hiện lại nghị lực sống phi thường trong cuộc hành trình 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu của Hoàng Diệu Thuần, thắp lên những tia nắng ấm áp của tình người, kết thành luồng ánh sáng mạnh mẽ, bồi đắp niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt cho cô.
Hoàng Thị Diệu Thuần sinh năm 1987 tại Quỳ Hợp, Nghệ An. Cô là cựu học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Trước đây, cô từng được biết đến với tự truyện Như hoa hướng dương, những trang nhật ký trên giường bệnh. Sách được xuất bản trước khi Thuần tiến hành ca ghép tủy đã cứu sống cô ở tuổi 25.

Thuần bị Lexemi kinh dòng bạch cầu hạt, một dạng ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng. Đặc trưng của bệnh là tổn thương nhiễm sắc thể do đột biến gen. Trải qua một quá trình điều trị hơn 10 năm dài đằng đẵng đầy đau đớn, đã có lúc Thuần nghĩ : “Giá như căn bệnh không chọn tôi”.
Căn bệnh ung thư quái ác đã theo đuổi suốt những tháng năm tuổi trẻ tươi đẹp nhất của Thuần, để rồi mỗi ngày với cô là nỗi đau thể xác và sự dồn nén để che giấu cảm xúc. Để quên đi những cơn đau nhức, cô trải lòng mình vào từng trang tự truyện, những tiếng đàn du dương.
Diệu Thuần so sánh mình với hoa hướng dương, còn những người sống xung quanh cô và tình yêu thương của họ là “muôn ánh mặt trời rực rỡ”. “Đôi khi tôi thấy mình đặc biệt, đúng hơn là khác biệt với bạn bè xung quanh. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng chính họ mới thực sự là những người đặc biệt đối với tôi. Tôi chẳng là gì cả nếu không có họ” – cô viết.
Bởi vậy, cuốn sách đầu tiên của Thuần có tên Như hoa hướng dương, còn cuốn thứ hai có tên Muôn ánh mặt trời.

 Muôn ánh mặt trời đã để lại ấn tượng sâu sắc cho hàng triệu độc giả sau hơn một năm phát hành

Cuốn tự truyện dày gần 200 trang miêu tả một cách chân thực nhất những cung bậc cảm xúc xen lẫn nỗi đau đớn về thể xác trong suốt hành trình chống chọi với bạo bệnh của cô gái bị ung thư máu khi vừa chớm tuổi 20. Xuyên suốt câu chuyện chính là tinh thần lạc quan đáng khâm phục, vượt lên trên những bi thương cho số phận ngay cả khi sắp đối mặt với cái chết, bởi với Diệu Thuần, mỗi khó khăn đều có thể sẽ mở ra một cơ hội mới.
Không tuân theo một chuẩn mực văn phong nghiêm ngặt nào, Muôn ánh mặt trời vừa là những dòng tự sự pha lẫn sự châm biếm bản thân nhẹ nhàng, vừa là những trang nhật ký, những bài thơ đầy xúc động. Chính cách kể chuyện tự nhiên ấy đã từng bước dẫn dắt người đọc đi sâu vào thế giới nội tâm đang được che giấu bằng sự bình thản của Diệu Thuần để từ đó cảm nhận rõ nét hơn ý chí mạnh mẽ và khát vọng sống mãnh liệt của cô gái trẻ, “Máu thì đỏ mà thơ thì buồn”.

Chặng đường gian nan mà cô đã đi qua chính là trải nghiệm hiếm có trong cuộc đời khiến cô thay đổi hoàn toàn thế giới quan của bản thân, để rồi cô nhận ra “Hạnh phúc là một hành trình”: “Mình đã thức rất nhiều đêm để rồi lầm tưởng về những khu vườn trong bóng tối và gió lạnh. Chẳng thể nghe nổi tiếng thì thầm hay thở than của những ngọn cỏ, chẳng thể nhìn những giọt sương thầm lạnh lên những cánh hoa. Mình nằm tưởng tượng và nhầm lẫn, nhiều lần. Những khu vườn đêm không phải lúc nào cũng buồn bã cả…”, bởi trong bóng đêm sâu thẳm ấy, cô lại may mắn được bắt gặp và tận hưởng những tia sáng rực rỡ của ánh mặt trời – là tấm lòng yêu thương của những người thân trong gia đình, các thầy cô, những hàng xóm, những “chiến hữu”, bạn bè, các bác sĩ, nhà báo và cả những người xa lạ…đã đồng hành, động viên và giúp đỡ Diệu Thuần chống chọi căn bệnh nan y.

 Diệu Thuần đã hồi phục sức khỏe và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng cho bệnh nhân ung thư
Chia sẻ ngắn gọn về bí quyết vượt qua bạo bệnh, trang 172 Hoàng Diệu Thuần có viết: “Một bài tập khí công Hymalaya cho mỗi sáng thức dậy, một cuộc trò chuyện thân tình với đồng nghiệp, một bữa trưa ngon miệng và một giấc ngủ ngon mỗi tối là những điều mà tôi cố gắng thực hiện hàng ngày để dần cải thiện sức khỏe được tốt hơn. Nhưng sẽ chẳng công bằng nếu quên không kể ra những viên tinh bột nghệ nano CumarGold của CVI mà tôi được tặng để hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Mỗi ngày 8 viên CumarGold, đều đặn trong hơn một năm đã giúp tôi cải thiện được chất lượng cuộc sống rõ rệt. Từ chỗ ăn uống khó khăn, tiêu hóa kém đúng kiểu “nữ thực như miêu” thì nay tôi đã ăn uống ngon miệng, ngủ thì ngon giấc, cân nặng nhích lên từng chút một mà không suy giảm”.
Có thể khẳng định, Diệu Thuần đã chiến thắng số phận, chiến thắng căn bệnh với những nỗi đau thể xác để viết nên những trang văn, vần thơ, những câu hát nghêu ngao với chiếc đàn guitar thân thiết, như để xóa tan những bất hạnh trong cuộc đời của mình, để viết tiếp câu chuyện thần tiên giữa đời thực, để cô gái trẻ nhận ra “những tia nắng trải ra trước mắt”, “những gương mặt bao người đã bên tôi, yêu thương tôi, lấp lánh, lấp lánh”. Để cô cảm thấy “Thật hạnh phúc khi những điều không may mắn đã trải qua có thể khép lại, giống như việc đọc xong một cuốn sách” (Trích Như hoa hướng dương – Hoàng Diệu Thuần).
Trần Quyên – Hà Hoa