Skip to main content

Tác giả: admin

Tổng kết Quý III/2016, nhiều thành viên xuất sắc được vinh danh

Nhằm vinh danh những nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI trong Quý III, ngày 11/10/2016, tại nhà hàng Carnaval, phố Hoàng Đạo Thúy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội đã diễn ra buổi lễ tổng kết vô cùng sôi nổi và ý nghĩa dưới sự tham gia của toàn thể CBCNV CVI.

Tham dự Lễ tổng kết có sự góp mặt của ông Phan Văn Hiệu – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Dược Mỹ phẩm CVI, Ông Nguyễn Trường Thành – Giám đốc Công ty Dược Mỹ phẩm CVI, Giám đốc các phòng chức năng và các Giám đốc kinh doanh trên toàn quốc. 

Tại buổi lễ, Ban giám đốc đã tuyên dương 5 cá nhân đạt danh hiệu Nhân viên xuất sắc và tập thể Team bán hàng khu vực Hà Nội với danh hiệu Khu vực bán hàng xuất sắc Quý 3/2016. Các cá nhân xuất sắc Quý bao gồm 2 nhân viên xuất sắc toàn Công ty, 1 nhân viên Content xuất sắc, 2 nhân viên bán hàng xuất sắc. Trong đó, 2 Nhân viên xuất sắc toàn công ty là Phùng Thái Học – Trưởng nhóm truyền thông Mạng xã hội và Nguyễn Đăng Khoa – Nhân viên Kho vận; Nhân viên Content xuất sắc là Nguyễn Thanh Hải -Trưởng nhóm Thiết kế Sáng tạo; 2 Nhân viên bán hàng xuất sắc là Nguyễn Thị Loan – Trình Dược viên khu vực Bắc Ninh và Phạm Thị Thu Hằng – Trình Dược viên khu vực Hải Phòng.

 3 nhân viên xuất sắc nhất quý III: Phùng Thái Học – Trưởng nhóm truyền thông Mạng xã hội, Nguyễn Đăng Khoa – Nhân viên Kho vận; Nguyễn Thanh Hải -Trưởng nhóm Thiết kế Sáng tạo (Content xuất sắc)

Phát biểu trong Lễ tổng kết, lãnh đạo công ty đề cao tinh thần đồng đội, sự đoàn kết của toàn thể cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh đó, cũng khích lệ, động viên mọi người phát huy hơn nữa sức mạnh tập thể để cùng nhau bứt phá ngoạn mục trong những tháng kinh doanh cuối năm, đồng thời cũng nhân dịp ra mắt sản phẩm mới CumarGold Kare. 
Dưới đây là một số hình ảnh khác tại Lễ tổng kết Quý III/2016 của CVI.

 
Ông Nguyễn Trường Thành trao giải nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất cho chị Nguyễn Thị Loan – Trình Dược viên khu vực Bắc Ninh và Phạm Thị Thu Hằng – Trình Dược viên khu vực Hải Phòng


Đội Sale khu vực Hà Nội trên sân khấu trao giải


Phòng Marketing hào hứng nhận phần thưởng quý III
Hà Hoa & Trần Quyên

Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cắt băng khai mạc Techmart Hanoi 2016

Tối 28/9, tại Bảo tàng Hà Nội, Chợ công nghệ và thiết bị Hà Nội – Techmart Hanoi 2016 chính thức được khai mạc. Đây là hoạt động thiết thực nhằm chào mừng kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2016).



Tới dự Lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội; Giáo sư Viện Sĩ Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố cùng các cơ quan báo chí lớn trên cả nước.

 Các đại biểu cắt băng khai mạc Techmart Ha Noi 2016
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tin tưởng: “Chợ công nghệ và thiết bị Hà Nội 2016 sẽ là một nhịp cầu giao thương, một cơ hội gặp gỡ và tìm kiếm quý báu cho doanh nghiệp và các nhà khoa học, rút ngắn thời gian và khoảng cách trong giải quyết những khó khăn trong sản xuất của doanh nghiệp và đầu ra của các sáng chế, là cơ hội cho nhà quản lý nắm bắt thị trường công nghệ, kịp thời đưa ra những chính sách phù hợp trong quản lý và phát triển khoa học công nghệ”.

 Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại sự kiện
Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh nhấn mạnh điểm mới của Techmart Hanoi 2016 là tập trung giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ cao như giải pháp công nghệ thông tin cho các ngành công nghiệp, giáo dục, y tế và quản lý, hệ thống điện mặt trời, sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ sản xuất, công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông sản an toàn, các sản phẩm y-sinh công nghệ cao trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Cũng tại buổi lễ, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội, 3 hợp đồng với tổng trị giá lên tới 16,4 tỷ đồng đã được ký kết trong đó có hợp đồng chuyển giao nguyên liệu Phức hệ Nano FGC, sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trị giá 3 tỷ đồng giữa Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI.

 Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI, Viện cơ điện tử CIE, Công ty CP Sinh học ký hợp đồng chuyển giao (từ trái qua)

GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu cho biết: “Chúng tôi rất ấn tượng về CVI, những người trẻ đầy nhiệt huyết và có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Viện Khoa học Vật liệu tin tưởng CVI sẽ là đơn vị nhận chuyển giao tốt nhất đề án “Nghiên cứu quy trình bào chế hệ dẫn thuốc kích thước nano: Nano (Fucoidan-Curcumin-Ginseng) dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư” của TS Hà Phương Thư, làm cho những đề tài của Viện Khoa học Vật liệu nhanh chóng trở thành những sản phẩm có ích, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.

 GS.TS Nguyễn Quang Liêm và ông Lại Quí Dương (GĐ kinh doanh CVI) ký kết hợp đồng chuyển giao nguyên liệu Phức hệ Nano FGC

Đây là năm thứ 3 CVI tham gia Techmart Hanoi, mang đến gần 10 sản phẩm như CumarGold, Decumar, Kem EmBé, DetoxGreen, CumarKul, Heposal-B, Antrinano…v..v…, nhận được sự quan tâm lớn từ phía người tiêu dùng. Bà Lê Phương Dung, GĐ Marketing CVI cho biết: “Là doanh nghiệp thành công với mô hình chuyển giao khoa học công nghệ, CVI luôn luôn đi đầu trong việc tham gia các hội chợ khoa học công nghệ. Hội chợ Techmart 2016, CVI vinh dự hơn nữa khi được chọn là một trong 3 doanh nghiệp tham gia buổi lễ ký kết chuyển giao nguồn nguyên liệu Phức hệ Nano FGC, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, nhà nước và thành phố Hà Nội. Sự kiện lần này khẳng định một lần nữa con đường CVI đang đi hoàn toàn đúng đắn. Chúng tôi đang dần trở thành doanh nghiệp tin cậy để các nhà khoa học chuyển giao các đề tài nghiên cứu của mình, nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống”.

 Các sản phẩm của CVI nhận được sự quan tâm lớn từ phía người tiêu dùng

Ngay sau buổi lễ ký kết, tháng 10/2016 CVI sẽ đưa ra thị trường một sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư từ Phức hệ Nano FGC, thực hiện tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, đã được thử nghiệm hoạt tính sinh học chống ung thư tại Học viện Quân Y 103. Sản phẩm này hứa hẹn sẽ mở ra một hướng đi mới trong dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, tiếp nối những thành công nhất định của CumarGold trong suốt 3 năm qua.

Chợ công nghệ và thiết bị Techmart 2016 được coi là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng khóa XII và nghị quyết của Đảng Bộ thành phố khóa XVI về phát triển khoa học công nghệ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phát triển thủ đô.

Sự kiện diễn ra từ ngày 28/09 đến hết ngày 01/10 với sự tham gia của 436 gian hàng đến từ các tỉnh, thành phố, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học, sáng chế và các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức, Trung Quốc…
Hà Hoa

Lần đầu tiên Việt Nam chế tạo thành công phức hệ Nano FGC dùng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Đây là kết quả được công bố tại hội thảo khoa học “Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ Nano FGC trong dự phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu” giữa Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI diễn ra vào sáng 11/10/2016, tại Hội trường lớn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.



Tham dự sự kiện có sự góp mặt của GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Phó bí thư thường trực Đảng Ủy, Viện Trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Sỹ Nguyễn Văn Hiệu, Nguyên Chủ tịch Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam, GS.TSKH Dương Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch Viện Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội Khoa Việt Nam, GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng bộ môn Dược lý, trường  ĐH  Y Hà Nội cùng gần 200 nhà khoa học hàng đầu đến từ Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, các chuyên gia y tế Hội Nội Khoa Việt Nam, Học viện Quân y, chuyên gia ung bướu, các cơ quan thông tấn báo chí lớn trên cả nước cùng hàng trăm bệnh nhân ung thư và người nhà bệnh nhân trên khắp cả nước.

 Sự kiện thu hút được sự quan tâm lớn từ giới chuyên gia, truyền thông và người bệnhTại hội thảo 3 báo cáo khoa học lần lượt được trình bày bao gồm: “Sự hấp dẫn khó cưỡng của các thảo dược trong hỗ trợ điều trị ung bướu” – Báo cáo tổng hợp của GS.TS Đào Văn Phan; “Ứng dụng công nghệ Nano chế tạo Phức hệ Nano FGC” – Báo cáo nghiên cứu của TS Hà Phương Thư –Trưởng phòng Nano Y Sinh – Viện Khoa học Vật Liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN;  Báo cáo khoa học “Nghiên cứu quy trình bào chế hệ dẫn kích thước nano: Nano (Fucoidan, Curcumin, Ginseng), dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu” –TS. Hồ Anh Sơn, Học viện Quân y.

 GS Đào Văn Phan khẳng định vai trò to lớn của các thảo dược trong dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Phân tích về vai trò của 3 hoạt chất Curcumin (Nghệ), Fucoidan (Rong nâu), NotoGinseng (Tam thất), GS.TS Đào Văn Phan chia sẻ: “Gốc tự do, chất oxi hóa trong cơ thể sẽ phá hoại tế bào, gây đột biến gen và là nguồn gốc phát sinh ung thư. Curcumin, Fucoidan, NotoGinseng đều là những chất chống oxi hóa mạnh, tiêu diệt các gốc tự do để dự phòng Ung thư, đồng thời có tác dụng nângcaothểtrạng, ức chế phân bào, ức chế tạo mạch mới, tăng cường miễn dịch. Ba chất này gần tương tự như nhau, khi dùng trong cùng một phức hệ sẽ hiệp đồng tác dụng, mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng riêng lẻ”.

 TS Hà Phương Thư – chủ nhân đề án “Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư”
TS. Hà Phương Thư nhấn mạnh: Những bệnh nhân ung thư bị hoá-xạ trị thường bị chán ăn, thậm chí sợ ăn, khiến cơ thể suy kiệt, cộng thêm những đau đớn, sợ hãi trong quá trình điều trị khiến bệnh nhân không đủ sức khỏe để theo hết quá trình điều trị.

Theo TS Hà Phương Thư, lâu nay việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất thường không mang lại hiệu quả vì Curcumin khó tan, hấp thu kém và hàm lượng Notoginseng trong tam thất không cao. Do đó, bà cùng cộng sự đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nano nhằm đưa Curcumin từ đặc điểm khó tan thành những chất tan tốt trong nước bằng Phức hệ nano FGC: Nano (Fucoidan-Curcumin-Ginseng) chuyển giao cho công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI chế tạo thành sản phẩm CumarGold Kare dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Những thử nghiệm đã cho thấy, người bệnh sau khi dùng CumarGold Kare đều có cảm giác muốn ăn, từ đó nâng cao thể trạng do tam thất, nghệ, tảo là các chất dinh dưỡng bổ máu, giảm thiểu tác dụng phụ do hóa –xạ trị gây ra như thiếu máu, mất ngủ, chán ăn vv… Điểm đột phá của CumarGold Kare là sử dụng toàn bộ nguyên liệu hợp chất từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam.

 Tác dụng kháng ung thư của CumarGold Kare đã được thử nghiệm tại Học viện Quân y do nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Lĩnh Toàn phụ trách
CumarGold Kare đã được thử nghiệm hoạt tính sinh học chống ung thư tại Học Viện Quân Y, TS. Hồ Anh Sơn cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tác dụng kháng ung thư của CumarGold Kare trên dòng tế bào ung thư vòm họng, vú, phổi, gan và tuyến tiền liệt người và thử nghiệm trên chuột thiếu hụt miễn dịch (nude mice) mang khối ung thư phổi người. Kết quả cho thấy, CumarGold Kare có tác dụng ức chế phát triển tế bào ung thư, đặc biệt trên dòng tế bào ung thư phổi A549, ung thư gan Hep-3B, ung thư vòm họng HTB-43. Tế bào ung thư có biểu hiện thưa thớt dần theo thời gian, hình dạng bị biến đổi, thoái hóa. Trên chuột nude mang khối ung thư phổi người, CumarGold Kare có tác dụng ức chế khối u phát triển, tăng tỉ lệ sống sót so với nhóm chứng. Đặc biệt nhóm chuột ung thư sử dụng kèm CumarGold Kare với hóa chất kháng ung thư (Doxorubicine) có tỉ lệ tế bào miễn dịch NK và DC cao hơn so với tất cả các nhóm khác, và bao gồm cả nhóm chứng, chứng tỏ CumarGold Kare có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu”.

 TS Hồ Anh Sơn trình bày báo cáo “Nghiên cứu tác dụng kháng ung thư của CumarGold Kare”
Curcumin (Nghệ) được nano hóa thông qua việc sử dụng đồng thời hai loại chất mang có nguồn gốc thiên nhiên là Fucoidan (Rong/Tảo biển nâu) và Saponin Notoginseng (TamThất) giúp tăng độ bền của hệ nano, kiểm soát tốt quá trình giải phóng hoạt chất, giúp curcumin hấp thu tối đa, mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng Curcumin, Fucoidan và Tam thất riêng lẻ
Tại Hội thảo, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã chuyển giao công nghệ này cho Công ty Cp Dược Mỹ Phẩm CVI thành sản phẩm CumarGold Kare có chứa hệ Nano FGC ưu việt với nhiều ưu thế vượt trội so với những hệ dẫn truyền thống thông qua việc cải thiện độ tan, tối ưu khả năng bao gói, bảo vệ dược chất khỏi những rào cản sinh học, nâng cao thời gian lưu thông của thuốc trong hệ tuần hoàn, tập trung hoạt chất tại vùng khối u thông qua hai cơ chế hướng đích: thụ động và chủ động.

 Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI ký nhận chuyển giao phức hệ Nano FGC thành sản phẩm CumarGold Kare
Sự kiện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong bối cảnh mỗi năm ở Việt Nam có khoảng hơn 200.000 người mắc mới và 80.000 người chết vì ung thư, chi phí Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chi trả cho điều trị căn bệnh này cũng lên đến 160.000.000 USD (năm 2013), gây ra gánh nặng về thể xác, tinh thần, kinh tế cho bệnh nhân và gia đình.
Hà Hoa


CVI kêu gọi chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai

Những ngày này, đồng bào cả nước đang hướng mắt về miền Trung, nơi “khúc ruột của Tổ quốc” đang bị nhấn chìm trong biển nước, phải gồng mình chống chọi lại trận lũ dữ dội và khốc liệt. Hàng nghìn người dân đang phải tránh lũ trên mái nhà trong tình cảnh thiếu lương thực và nước uống.

 
Người dân miền Trung đang “oằn mình” trong biển lũ

Chính vì vậy bắt đầu từ hôm nay 17/10, Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI đã phối hợp cùng nhóm nhà báo Bạch Hoàn, Ngô Nguyệt Hữu, Lê Hữu Chính kêu gọi các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên cả nước cùng chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ ở các tỉnh miền Trung qua tài khoản Bạch Thị Hoàn, số tài khoản 0971000000474, Vietcombank chi nhánh Thanh Trì, Hà Nội (nhận đóng góp đến hết ngày 23/10).

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái hướng về đồng bào miền Trung, Ban lãnh đạo Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI đã kêu gọi toàn thể CBCNV công ty ủng hộ một ngày lương cho đồng bào miền Trung, đồng thời trích 100 triệu đồng từ quỹ từ thiện của công ty để cùng chung tay chia sẻ, giúp đỡ người dân vùng lũ nhanh chóng vượt qua khó khăn, sớm ổn định lại cuộc sống.

 
CVI kêu gọi chung tay vì đồng bào miền Trung đang gặp lũ lụt

Toàn bộ số tiền quyên góp sẽ được gửi đến tận tay đồng bào Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong chuyến đi dự kiến vào ngày 24/10/2016 (kéo dài từ 1-2 ngày) gồm gần 2000 suất quà, mỗi suất trị giá từ 1-2 triệu đồng, bao gồm tiền mặt và những đồ dùng thiết thực như lương thực, thuốc men, nước uống.

Anh chị em, bạn bè hãy đóng góp, chia sẻ khó khăn với miền Trung ruột thịt bằng những hành động thiết thực nhất cùng chúng tôi!
Hà Hoa

Cháy sáng khát vọng nâng tầm cây thuốc Việt

Ngày 11/10/2016, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã lần đầu công bố chế tạo thành công Phức hệ Nano FGC giúp nâng cao thể trạng, giảm độc tính sau hóa trị xạ trị ung thư, hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong và sau quá trình bệnh nhân điều trị ung thư, đánh dấu một bước đi mới trong lĩnh vực ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân ở Việt Nam. Đề tài do TS. Hà Phương Thư (Trưởng phòng Nano Y Sinh – Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nghiên cứu. Nhưng không mấy ai biết rằng, để tạo được dấu ấn này, là có sự hỗ trợ thầm lặng của một người luôn hết lòng vì cây thuốc Việt: Dược sĩ Phan Văn Hiệu. Bởi thế, TS. Hà Phương Thư chia sẻ: Nếu không có sự hợp tác tích cực của ThS. Phan Văn Hiệu, thì mãi mãi tôi sẽ không thể biến khát vọng thành hiện thực để có thể làm ra được sản phẩm gì, mà chỉ dừng ở nghiên cứu cơ bản.

Biến giấc mơ thành sự thật
Chính ThS. Phan Văn Hiệu đã chủ động gặp TS. Hà Phương Thư sau khi chị nhận Giải thưởng L’Oreal  UNESCO cho đề tài “Quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư”, để đề nghị hợp tác. Niềm say mê khoa học và tin tưởng lẫn nhau của những người hết lòng vì khoa học đã nhanh chóng tạo nên sự gắn kết và chia sẻ. Bằng sự hiểu biết sâu sắc về cây thuốc Việt, cũng ThS. Phan Văn Hiệu đã gợi ý cho TS. Hà Phương Thư bài thuốc Hắc hoàng kỳ phương của Tây Tạng có thành phần từ củ nghệ vàng và tam thất, được lưu truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh ung thư, để nghiên cứu phát triển thành dạng bào chế và làm rõ cơ sở khoa học của bài thuốc. Bằng công nghệ nano, TS. Hà Phương Thư đã khắc phục được những điểm yếu của hoạt chất curcumin quý trong cây nghệ vàng là ít tan, hấp thu kém, đồng thời, phối hợp với saponin chiết xuất toàn phần từ tam thất, fucoidan từ rong nâu thành phức hệ nano FGC, vừa khắc phục được nhược điểm của mỗi dược chất, vừa phát huy tác dụng, nâng cao hiệu quả so với dùng từng loại riêng, giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh trong quá trình điều trị ung thư.

 
Thạc sỹ dược học Phan Văn Hiệu, người luôn cháy sáng khát vọng nâng tầm cây thuốc Việt

Hiểu rõ những thách thức của việc nghiên cứu khoa học, giữa suy luận logic trên lý thuyết với thực tế, nhưng vượt nên tất cả  là tâm huyết và niềm tin, hiểu rõ những giá trị của cây thuốc dân gian cũng như những kết quả đã được công bố quốc tế trong các công trình nghiên cứu khoa học của TS. Hà Phương Thư về hệ dẫn thuốc nano trong điều trị ung thư, Công ty của Hiệu đã mạnh dạn đầu tư để TS. Hà Phương Thư nghiên cứu trong suốt hơn 2 năm phức hệ nano FGC để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cumargold Kare.Sau thành công về nghiên cứu bào chế, nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm các tác dụng sinh học trên ung thư tại Học viện Quân y. Từ các kết quả tích cực chứng minh tác dụng ức chế sự phát triển của khối u trên dòng tế bào ung thư vòm họng, vú, phổi, gan và tuyến tiền liệt người, nhóm tiếp tục thực hiện trên động vật với mô hình nghiên cứu tiên tiến, đảm bảo kết quả khách quan, khoa học, được thế giới công nhận. Việc thử nghiệm không tiến hành trên chuột bạch, mà là trên chuột thiếu hụt miễn dịch (chuột nude mice) được cấy ghép mang khối ung thư phổi người. Suốt quá trình thử nghiệm, ThS. Phan Văn Hiệu hồi hộp theo dõi từng ngày và niềm vui như vỡ òa khi PGS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn, Chủ nhiệm Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y, cho biết kết quả rất khả quan: Phức hệ nano FGC có tác dụng ức chế phát triển tế bào ung thư, đặc biệt trên dòng tế bào ung thư phổi A549, ung thư gan Hep-3B, ung thư vòm họng HTB-43. Trên chuột nude mang khối ung thư phổi người, đồng thời có tác dụng ức chế khối u phát triển, khi dùng đối chứng với nhóm chuột sử dụng doxorubicin đơn độc và nhóm chuột sử dụng doxorubicin phối hợp với phức hệ nano FGC đã làm tăng tỷ lệ sống sót so với nhóm chứng. Đặc biệt phức hệ nano FGC cũng có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.Thành công của Cumargold Kare đã thêm một lần chứng minh hướng đi của ThS. Phan Văn Hiệu là đúng đắn: đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có thể ứng dụng vào thực tiễn, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao từ cây thuốc dân gian Việt Nam, giúp người dân được sử dụng với chất lượng cao. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhà khoa học phát triển và gắn nghiên cứu với phục vụ cuộc sống. Trước đó, năm 2013, anh đã hợp tác với các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam để nghiên cứu và ứng dụng nano vào sản xuất dòng sản phẩm Cumargold chứa nano curcumin chiết xuất từ cây nghệ vàng, tạo nên bước đột phá mới trong hỗ trợ điều trị ung thư, viêm loét dạ dày, bệnh xương khớp, gan mật… và được thị trường đón nhận.

Đam mê cây thuốc ViệtĐể có được những sản phẩm có chất lượng cao, có nguồn gốc hoàn toàn từ cây thuốc Việt đang giúp cho rất nhiều người bệnh thêm hy vọng chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo, là một hành trình đầy hy sinh và kéo dài trong nhiều năm của ThS. Phan Văn Hiệu – chàng trai vừa “say” cây thuốc Nam, vừa đam mê nghiên cứu khoa học.Tuổi thơ của Phan Văn Hiệu thấm đẫm hương thơm nồng nàn của sả, bạc hà, hương nhu của những cánh đồng chuyên canh dược liệu ở Khoái Châu, Hưng Yên. Không phải một lần, đứng giữa màu xanh bạt ngàn của những vườn thuốc Nam, cậu bé Hiệu thầm ước một ngày nào đó, sẽ làm cho những cây thuốc dân dã này trở thành những loại thuốc quý chữa bệnh cho bà con, thậm chí, xuất khẩu ra nước ngoài với thương hiệu thuốc Việt. Ước mơ ấy đã lớn dần theo năm tháng, thành khát vọng dẫn anh vào Đại học Dược.Dù không có điều kiện chuyên tâm học hành khi phải vừa học, vừa làm thêm nhiều việc để có tiền trang trải cuộc sống, nhưng với niềm đam mê cộng với sự thông minh và chăm chỉ, Phan Văn Hiệu đã luôn là một tấm gương nổi bật trong top đầu ở Trường đại học Dược. Từng là Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Dược Hà Nội, là thủ lĩnh phong trào sinh viên đại học, tham gia dẫn dắt nhiều hoạt động của phong trào sinh viên, đồng thời vẫn dành thời gian thực tập làm nghiên cứu khoa học. Với kết quả học tập luôn trong top đầu của khóa, Hiệu đã được nhận nhiều học bổng, đặc biệt là học bổng Furyo danh giá của Chính phủ Nhật.Quý mến câu học trò thông minh, đam mê nghiên cứu, GS.TS. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo cho anh rất nhiều về thuốc Nam và những giá trị đặc biệt của cây thuốc Việt. GS.TS. Phạm Thanh Kỳ chính là người đã truyền cảm hứng mạnh nhất cho Hiệu để anh luôn khao khát gắn bó bền chặt với cây thuốc Nam.Bởi thế, ra trường, dù quyết định từ bỏ cơ hội trở thành giảng viên của Trường đại học Dược, tạm gác giấc mơ gắn bó với khoa học để lo cho cuộc sống, ThS. Phan Văn Hiệu vẫn không nguôi khát vọng được nâng tầm cây thuốc Việt. Và, sau 10 năm, mặc dù đã cùng đồng nghiệp tạo dựng một công ty dược phẩm lớn mạnh, có doanh thu trên 300 tỷ đồng/năm cùng với 5 công ty thành viên và hệ thống phân phối khắp cả nước, giải quyết việc làm cho hơn 200 nhân viên, khát khao đưa cây thuốc Nam giá trị thấp thành các sản phẩm có giá trị vẫn cháy bỏng trong anh.Lớn lên từ vùng trồng cây thuốc Nam, Hiệu hiểu hơn ai hết về tiềm năng to lớn của cây thuốc Nam, khi nước ta có rất nhiều cây thuốc quý và kho tàng tri thức bản địa được kết tinh ở các bài thuốc dân gian có giá trị thực tiễn, kinh nghiệm sử dụng phong phú, đã truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, việc ứng dụng chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp, dạng sử dụng không thuận tiện, chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, cách chế biến bài thuốc và không lượng hóa được hiệu quả. Vì thế, chỉ áp dụng khoa học vào những bài thuốc, cây thuốc dân gian, mới có thể mang những sản phẩm này phục vụ đông đảo người dân.Sau nhiều đêm đấu tranh tư tưởng, Phan Văn Hiệu đã có một quyết định táo bạo: Rời bỏ vị trí  CEO tại công ty đã làm nên tên tuổi của mình với mức thu nhập “khủng” hàng chục nghìn USD/tháng, để thực hiện mơ ước của mình bằng mô hình mới đầy mạo hiểm và rủi ro: Phát triển các sản phẩm phục vụ việc điều trị người bệnh bằng nguồn dược liệu sẵn có từ việc áp dụng các thành tựu khoa học để nâng cao giá trị và tầm vóc của cây thuốc Nam truyền thống. Anh không chọn các bài thuốc Đông y sẵn có, vì không muốn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc.Cùng với người bạn thân là dược sĩ Nguyễn Trường Thành, cả hai thành lập Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI, với định vị kết nối trí tuệ của các nhà khoa học, ứng dụng nghiên cứu khoa học công nghệ cao, tiên tiến vào việc nâng tầm giá trị các cây thuốc quý, có giá trị đã được thế giới thừa nhận cũng như người dân có hiểu biết, kinh nghiệm sử dụng phong phú, thành các dạng bào chế hiện đại.ThS. Phan Văn Hiệu chia sẻ: Trong khi năng lực nghiên cứu và nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này của doanh nghiệp rất khó khăn, thì nhiều kết quả nghiên cứu tâm huyết của các nhà khoa học sau khi nghiệm thu thường để “trong ngăn kéo”, rất lãng phí. Vì thế, tìm kiếm các công trình khoa học có khả năng ứng dụng, để hợp tác chuyển giao, nhằm đưa những nghiên cứu khoa học vốn chỉ nằm trên giấy ứng dụng vào thực tiễn, hoặc đặt hàng các nhà khoa học, giúp doanh nghiệp rút ngắn được quá trình phát triển sản phẩm mới, sẽ đem lại lợi ích cho cả nhà khoa học – người bệnh – người trồng dược liệu.Sau nhiều ngày tìm kiếm, Hiệu và dược sĩ Nguyễn Trường Thành đã phát hiện Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano sản xuất các hệ dẫn thuốc tan trong nước của các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nghiệm thu từ lâu, nhưng không được ứng dụng. Hiệu đã mạnh dạn đề xuất các tác giả ứng dụng vào việc sản xuất nano curcumin – chiết xuất từ củ nghệ vàng – để hỗ trợ điều trị bệnh.“Đứa con đầu lòng” của mô hình hợp tác này là sản phẩm Cumargold đã trở thành sự kiện KHCN gây dấu ấn mạnh mẽ tại Việt Nam, được truyền thông trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm. Công trình này còn lọt vào danh sách 10 thành tựu KHCN tiêu biểu năm 2013 của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.Thành công trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật với nghệ, rồi tam thất và rong biển càng động viên ThS. Phan Văn Hiệu và tập thể các nhà khoa học trong việc xác định hướng đi. Giờ đây, anh và các đồng nghiệp, các nhà khoa học tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu chế tạo sản phẩm từ quả gấc rất phổ biến ở Việt Nam, trong khi rất ít nước có. Đây là loại quả có hoạt tính lycopen cao nhất trong các loại quả, mà lycopen có thể hỗ trợ chữa nhiều bệnh như ung thư hay đào thải độc tố…Tuy  nhiên, đầu tư cho bào chế và sử dụng lycopen cũng đầy thử thách. Theo ThS. Phan Văn Hiệu, việc bào chế cực kỳ khó do lycopen là chất chống ôxy hóa mạnh nhưng cũng bị ôxy hóa rất nhanh. Lycopen tan trong dầu nhưng lại không tan trong nước. Những vấn đề này đòi hỏi có sự can thiệp của công nghệ mới giải quyết được các vướng mắc và khi đó, tiềm năng từ quả gấc là rất lớn.DS. Phan văn Hiệu cho biết, thế giới đã bào chế thành công lycopen dưới dạng công nghệ nano, hoàn toàn tan trong nước, được ứng dụng sản xuất các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến, nâng cao sức khỏe với giá thành rất đắt: một lọ 60 viên chứa lycopen dạng nano, chiết xuất từ cà chua và resveratrol vỏ nho của Singapore giá tới 1.500USD, hay dùng trong mỹ phẩm chống lão hóa da cao cấp của Nhật giá đến vài trăm USD/tuýp. Nếu hướng nghiên cứu này thành công, giá trị quả gấc đầy tiềm năng của Việt Nam sẽ được nâng lên gấp bội, mở ra cơ hội làm giàu cho bà con nông dân.

 
Thạc sỹ Phan Văn Hiệu tại vườn tam thất bắc huyện Si Ma Kai, Lào Cai

Chẳng đường nào dạo bước trên hoa hồng
Định hướng nghiên cứu của Hiệu là tập trung vào các cây thuốc chứa các dược chất đã được thế giới chứng minh, như củ nghệ, tam thất, gấc… là các vị thuốc được người dân sử dụng hàng ngàn năm với kinh nghiệm sử dụng phong phú, hay rong biển đã được người Nhật sử dụng từ nhiều thế kỷ trước. Từ việc phát huy các giá trị đã được thừa nhận, anh và các nhà khoa học đưa khoa học vào giải quyết những trở ngại trong chiết xuất, làm giàu dược chất, dùng công nghệ bào chế hiện đại cải thiện sự hấp thu của từng dược chất (như tính khó tan trong nước, khó hấp thu của curcumin trong nghệ, chiết xuất saponin toàn phần từ tam thất hay khắc phục tính dễ bị ôxy hóa của lycopen trong gấc…), giúp gia tăng giá trị của cây thuốc Việt.
Tuy vậy, việc đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu để có các sản phẩm mới đầy mạo hiểm, khi việc thành – bại chỉ cách nhau gang tấc, vì không phải đề tài nào cũng có thể thành công. Nếu thất bại, cả tỷ đồng đầu tư nghiên cứu và đánh giá kết quả sẽ đổ xuống sông xuống bể. Vì thế, nhiều nhà khoa học có kết quả nghiên cứu rất tốt, nhưng không thể sản xuất đại trà được, vì khi nâng quy mô từ sản xuất thí nghiệm lên quy mô sản xuất thử nghiệm, rồi quy mô sản xuất công nghiệp có thể làm chất lượng hay các thông số kỹ thuật thay đổi, trong khi yêu cầu chất lượng phải ổn định và giá thành giảm. Cũng có khi, đặt hàng mãi mà vẫn không thể nghiên cứu được, như ThS. Phan Văn Hiệu đã đặt hàng bào chế lycopen từ quả gấc nhiều năm qua vẫn chưa thành công. Vì về lý thuyết công nghệ là thế, nhưng để chiết xuất quy mô lớn lycopen dạng tinh thể ổn định, không bị phân hủy đã khó, mà thành lycopen nano còn khó gấp bội.
Bên cạnh đó, thuyết phục các nhà khoa học hợp tác chuyển giao thành quả nghiên cứu đầy tâm huyết và đầu tư lớn của họ là một thách thức. Phải mất nhiều thời gian làm việc và xây dựng niềm tin, bằng sự đam mê và trân trọng thành quả khoa học, bằng việc triển khai các đề tài thành các sản phẩm có chất lượng và thương hiệu trên thị trường, anh và đồng nghiệp mới thực sự chinh phục được các nhà khoa học, để họ coi công ty của anh là địa chỉ uy tín “chọn mặt gửi vàng” ứng dụng các đề tài vào thực tiễn.
Việc đầu tư còn phải đối mặt với những thách thức trong thay đổi thói quen và nhận thức của người tiêu dùng. Các sản phẩm làm từ cây cỏ có sẵn trong nước, như nghệ, tam thất, gấc… được đầu tư KHCN nên hiệu quả cao hơn nhiều, do đó giá thành cũng cao hơn, nhưng người dùng không dễ đón nhận. Hơn nữa, nhiều người tin rằng, dùng bột tam thất, bột nghệ, quả gấc như thực phẩm cũng tốt lại rẻ tiền, mà hoàn toàn không biết rằng các hoạt chất của nghệ và tam thất không tan trong nước nên không hấp thu được, hay lycopen trong dầu gấc hàm lượng thấp lại bị phá hủy nên khó hấp thụ.
Đầu tư KHCN nên giá thành cao, rất dễ gặp rủi ro về thị trường. Trong khi sản phẩm mới cần một quãng đường dài với việc tiếp cận bài bản mới hy vọng thành công. Mà, trên quãng đường ấy vẫn luôn đầy thử thách, dễ khiến nhụt chí khi để có được một sản phẩm, phải đầu tư rất nhiều tâm sức, tiền của và thời gian, nhưng đưa ra thị trường chưa được bao lâu đã bị làm nhái, ăn theo một cách trắng trợn. Thiếu hàng rào bảo vệ quyền sở hữu hữu hiệu, nên ThS. Phan Văn Hiệu mới chỉ dám dừng lại ở việc phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thiên nhiên.
Tuy thế, anh khẳng định, trong lĩnh vực nghiên cứu bào chế những dạng thuốc mới, như thuốc dạng nano hay liposome, các nghiên cứu bán tổng hợp dược chất… tiềm năng nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam không hề thua kém các nước. Nhiều đề tài làm xong không thể ứng dụng do cần hành trình làm các thử nghiệm lâm sàng, đòi hỏi không chỉ đầu tư tiền của, mà còn cần hành trình dài 5-10 năm với bao quy định ngặt nghèo. Doanh nghiệp không dám đầu tư khi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các thủ tục cấp phép cho vấn đề  này còn phức tạp và đầy rủi ro.
Với khát vọng khoa học luôn rực cháy, đặc biệt là niềm đam mê, trân trọng những giá trị truyền thống trong lĩnh vực dược học của ThS. Phan Văn Hiệu, hy vọng không xa nữa, ước mong có được những sản phẩm thuốc điều trị các bệnh hiểm nghèo của anh sớm thành hiện thực, để cứu chữa thêm nhiều người bệnh. Đêm đêm, anh vẫn lặng lẽ làm việc trong căn phòng nhỏ có khi tới sáng, như muốn chạy đua với thời gian để chiếm lĩnh thành công khoa học…
Rõ ràng, với hướng đi đúng đắn của ThS. Phan Văn Hiệu là đưa khoa học vào soi sáng những cây thuốc và bài thuốc dân gian, anh đã không chỉ kế thừa được tri thức bản địa, phát huy được tiềm năng của cây thuốc, mà còn góp phần giảm “chảy máu ngoại tệ”, giảm nhập các sản phẩm từ nước ngoài. Các nhà khoa học cũng có “đất” để thể hiện tài năng và gắn nghiên cứu phục vụ cuộc sống, thay vì nhiều công trình được nghiên cứu bằng trí tuệ của những con người ưu tú trong thời gian dài, lại chỉ có giá trị “nằm đắp chiếu”. Chắc chắn, người bệnh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi có điều kiện tiếp cận các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo, chứ không chỉ là quyền lợi của người giàu như hiện nay khi giá sản phẩm rất cao do phải nhập từ nước ngoài.

Theo Dạ Miên báo suckhoedoisong

CVI kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam

Chiều 27/2, Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI đã tổ chức lễ kỷ niệm chào mừng 62 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2017).

Lễ kỷ niệm diễn ra trang trọng và ấm cúng tại Văn phòng Công ty với sự tham gia của Ban lãnh đạo, Giám đốc các phòng chức năng và gần 30 dược sĩ cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đang làm việc tại CVI.

 
Ban giám đốc và đội ngũ dược sỹ CVI nhận quà ngày 27/02

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Văn Hiệu – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI đề cao trách nhiệm của người thầy thuốc cùng những cán bộ, nhân viên đã và đang đóng góp vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: “Không cứ gì những người trực tiếp làm y, bác sĩ mà ngay cả những người kinh doanh thuốc, sản xuất ra thuốc cũng cần phải có một cái Tâm. Tức là trái tim phải luôn hướng về người bệnh, phải thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, chia sẻ với họ những đau đớn bệnh tật. Từ đó sẽ dần thấu hiểu họ hơn, và có nhiều ý tưởng nghiên cứu mới, cho ra đời các sản phẩm có chất lượng thực sự tốt, đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng, vượt ra ngoài giới hạn của những giá trị liên quan đến kinh doanh” – ông Phan Văn Hiệu nhấn mạnh.

Cũng trong buổi gặp mặt, ông Nguyễn Trường Thành – Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI gửi lời động viên, khuyến khích các Dược sĩ cũng như CBCNV đang làm việc tại CVI luôn yêu nghề và tiếp tục cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Đồng thời chia sẻ về kế hoạch trong năm 2017: “Song song với việc phát triển kinh doanh, chúng ta sẽ đầu tư thêm nhà máy sản xuất để tầm nhìn trong 3 năm tới, CVI sẽ là doanh nghiệp dược phẩm chủ động từ khâu chiết xuất nguyên liệu đến khi ra thành phẩm. Chúng ta chủ động để giúp cho việc kinh doanh chủ động và quan trọng hơn là kiểm soát nghiêm ngặt được chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường”.
Ông Nguyễn Trường Thành tin tưởng với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, CVI sẽ là điểm một điểm sáng trong tiến trình nội địa hóa ngành dược phẩm Việt Nam. Để đạt được kỳ vọng ấy rất cần sự đoàn kết, nỗ lực và cố gắng từ tất cả các bộ phận, các cán bộ, nhân viên trong Công ty.
Lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam là một hoạt động thường niên tại Công ty. Đây cũng là món quà tinh thần quý giá tôn vinh và động viên tập thể CBCNV CVI nói chung và các dược sỹ đang công tác tại CVI nói riêng cùng nhau phấn đấu hơn nữa, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và trách nhiệm với xã hội, vì mục tiêu mang đến những sản phẩm tốt nhất phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Vân Anh