Skip to main content

Nâng giá trị dược liệu nhờ khoa học

Một ngày có khoảng 30.000 người Việt sử dụng sản phẩm từ tinh nghệ Nano Cucurmin để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Đó là thành quả của hướng đi bắt tay với nhà khoa học ứng dụng công nghệ vào các bài thuốc dân gian, nâng cao giá trị dược liệu truyền thống của Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI.

Ứng dụng khoa học để cạnh tranh

 Trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc, nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, xu hướng sử dụng thuốc từ dược liệu tăng so với việc sử dụng tân dược. Tuy nhiên việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn. Việc nuôi trồng và khai thác dược liệu còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng không ổn định, giá cả biến động.

Câu chuyện bắt tay với nhà khoa học của CVI được bắt nguồn từ thực tế: hằng năm có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học ra đời rồi lại nằm im trong ngăn tủ. Trong khi đó, rất nhiều cây dược liệu quý của Việt Nam chỉ được sản xuất dưới dạng sản phẩm thô, giá trị thấp và hiệu quả chữa trị bệnh chưa cao. Hướng đi duy nhất để giải quyết được hai nghịch lý này chính là sử dụng công nghệ được nghiên cứu bởi các nhà khoa học để nâng cao giá trị của dược liệu Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ ứng dụng khoa học thôi chưa đủ, sản phẩm phải được xây dựng trên cơ sở lắng nghe và nắm bắt được nhu cầu của thị trường, chỉ có doanh nghiệp mới làm được điều này. Vì vậy, hai người sáng lập CVI: ông Phan Văn Hiệu và ông Nguyễn Trường Thành đã quyết định chọn hướng đặt hàng các nhà khoa học, thay vì sản xuất từ các công trình nghiên cứu có sẵn. Và dòng sản phẩm đầu tiên – kết quả của sự liên kết giữa CVI và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ra đời – Cumar Gold – với thành phần chính là tinh nghệ Nano Cucurmin.

Lý giải cho việc chọn cây nghệ làm dòng sản phẩm đầu tiên để cùng với các nhà khoa học nghiên cứu, ông Hiệu cho biết: “Cây nghệ đã được dân gian sử dụng từ hàng nghìn năm trước để chữa dạ dày, ngăn ngừa ung thư và làm đẹp… Tuy nhiên, bột nghệ truyền thống chưa đem lại hiệu quả rõ ràng do còn lẫn nhiều tạp chất gây nóng. Mặt khác, cucurmin khi sử dụng qua đường uống thường gặp cản trở do không tan trong nước và chỉ hấp thu được khoảng 2 – 5%”. Bên cạnh đó, cây nghệ cũng đã là đề tài được rất nhiều quốc gia có nền khoa học tiên tiến nghiên cứu. Tất cả những nhược điểm của bột nghệ truyền thống đã được khắc phục khi CVI và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ nano và cho ra đời dòng sản phẩm Cumar Gold.

Hiệu quả thực tế của sản phẩm, cộng với sự bảo chứng của những viện nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam đã giúp dòng sản phẩm Nano Cucurmin của CVI nhanh chóng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Chỉ sau hai năm, đã có khoảng 30.000 bệnh nhân trên khắp Việt Nam sử dụng các sản phẩm của CVI mỗi ngày. Tiềm năng của cây nghệ Việt Nam thực sự được đánh thức.

Việc CVI bắt tay với các nhà khoa học mang đến nhiều cái lợi: Người tiêu dùng có được sản phẩm tiện dụng, chất lượng cao để bảo vệ sức khỏe, nhà khoa học hài lòng vì nhìn thấy công trình của mình thực sự đi vào cuộc sống, và doanh nghiệp có được thành quả về doanh số cũng như có nguồn lực để tiếp tục tái đầu tư, nghiên cứu ra các dòng sản phẩm mới.

Nhiều cây thảo dược quý khác của Việt Nam như cây ba kích, lan gấm cũng đang được doanh nghiệp này ấp ủ để đưa ra những dòng sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao. Theo các chuyên gia về thương hiệu, để thành công, thương hiệu đó phải luôn có câu chuyện mới để kể với người tiêu dùng, có vẻ như CVI đang đi đúng hướng.

Thừa nhận, các sản phẩm nhái ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của CVI, tuy nhiên, ông Hiệu hoàn toàn tự tin với nền tảng khoa học mà CVI đã xây dựng được. Bởi sự gắn kết chặt chẽ và niềm tin của những nhà khoa học, viện nghiên cứu hàng đầu, cùng với chuỗi giá trị, đó là điều mà các doanh nghiệp khác không thể sao chép.


Đứng vững trên sân nhà trước khi vươn ra thế giới

Tự tin về sản phẩm, CVI cũng nuôi tham vọng đưa sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, điều mà doanh nghiệp này đang cân nhắc là tính thời điểm. Theo ông Hiệu, tại thời điểm này, việc đặt chân vào các thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt đối diện với không ít rào cản. Cái “vấp” quan trọng nhất là hàng rào kỹ thuật. Các sản phẩm trong nước mới chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn VietGAP mà chưa có đơn vị nào chính thức đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận với hệ thống tiêu chuẩn của thế giới. Khi các sân chơi hội nhập mở ra, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước sẽ càng trở nên khắt khe để bảo hộ cho các sản phẩm nội địa. Hiện chỉ có những doanh nghiệp lớn của Việt Nam mới có khả năng vượt qua những hàng rào này, còn với đa phần doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới khởi nghiệp của Việt Nam, vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Điều đáng nói là, khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều sân chơi khu vực và quốc tế thì riêng việc đứng vững trên sân nhà cũng đã là minh chứng cho khả năng cạnh tranh hội nhập của doanh nghiệp Việt, khi mà tất cả các thương hiệu từ nước ngoài đã và đang có kế hoạch tiến vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường trong nước cũng đang có rất nhiều dư địa để CVI khai thác và phát triển. Theo thống kê, bình quân chi cho sức khỏe trên đầu người ở Việt Nam từ 30 – 40 USD/ năm, trong khi đó, ở Đông Nam Á là từ 100 – 200 USD và trên thế giới, con số này là 300 USD. Như vậy, chỉ cần Việt Nam theo kịp Đông Nam Á thì thị trường dược phẩm trong nước sẽ tăng gấp 2 – 3 lần so với hiện tại. Đó là cơ hội lớn mà CVI không thể bỏ qua. Khi đã chắc chân tại thị trường trong nước, đó sẽ là đòn bẩy để tự tin vươn ra thị trường quốc tế, với nhiều kinh nghiệm hơn, thiện chiến hơn và có đủ nguồn lực. Vì vậy, giai đoạn hiện tại, CVI vẫn đang tập trung để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng trong nước.

Theo ông Hiệu, để giải được bài toán hội nhập trong tương lai, các doanh nghiệp Việt cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế để tìm cơ hội xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng cần rà soát nhãn mác, bao bì sản phẩm để tránh những rủi ro về tranh chấp thương hiệu. Quan trọng hơn, để các doanh nghiệp Việt không thua trên sân nhà thì ngoài xây dựng thương hiệu sản phẩm, việc đầu tư  xây dựng kênh phân phối tốt là chìa khóa để đưa sản phẩm đến được với nhiều người.

Đinh Loannguồn : http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=83&NewsId=361602

Gian nan chuyện biến dược liệu quý thành ‘sản phẩm vàng’

Qua bàn tay, trí óc của nhà khoa học, doanh nhân có tâm huyết, nghệ vàng và ba kích trở thành ‘sản phẩm vàng’ nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật.

‘Cái bắt tay thật chặt’ giữa nhà khoa học và doanh nghiệp

Hiện, nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học đang cất trong ngăn kéo. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đau đáu đi tìm công nghệ để ứng dụng vào sản phẩm để đưa ra thị trường.

Và còn nhiều lắm những bất cập được nêu ra tại Hội thảo Doanh nghiệp với ứng dụng khoa học sáng tạo, từ chính sách đến thực tiễn do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 19/11.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng: Doanh nghiệp phải là trung tâm biến các ý tưởng nghiên cứu thành sản phẩm xã hội, là chìa khóa để thương mại hóa các sản phẩm khoa học – công nghệ.  Tuy nhiên, việc ứng dụng các nghiên cứu của nhà khoa học vào thực tiễn sản xuất lại là con đường còn dài và khó khăn.

                            
                                           Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân
Một trong những nguyên nhân được Bộ trưởng Nguyễn Quân chỉ ra là tình trạng thiếu kết nối giữa nhà khoa học và doanh nghiệp khiến nhiều sản phẩm nghiên cứu hữu ích, có giá trị thực tiễn cao nhưng không có địa chỉ chuyển giao.

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, để đẩy mạnh ứng dụng khoa học sáng tạo vào thực tiễn, cái bắt tay thật chặt giữa nhà khoa học và doanh nghiệp được xem là con đường tốt nhất để thương mại hóa các công trình khoa học.

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà khoa học phải là mối quan hệ biện chứng. Các nhà khoa học phải nghiên cứu cái gì doanh nghiệp cần chứ không phải nghiên cứu cái nhà khoa học muốn, phải tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao và phục vụ đời sống nhân dân thì mới thu hút được đầu tư doanh nghiệp.

Ngược lại, doanh nghiệp cũng cần có sự chủ động trong nâng cao trình độ và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. Doanh nghiệp phải là nơi sử dụng, phải là trung tâm biến các ý tưởng nghiên cứu thành sản phẩm xã hội.

Trăn trở đưa ứng dụng công nghệ vào dược liệu

                             
PGS – TS Phạm Hữu Lý, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam người từng dành cả thập niên nghiên cứu về công nghệ nano trăn trở: Cách đây 3 năm, đề tài nghiên  cứu về công nghệ nano ở viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (HLKHCNVN) đã được đưa vào ứng dụng cho cây nghệ vàng.

Chúng tôi và công ty dược mỹ phẩm CVI đã tìm được đến với nhau để làm ra sản phẩm ứng dụng công nghệ nano để gói tinh chất nghệ.

Đưa ứng dụng này vào giúp cho thành phần curcumin trong nghệ dễ dàng  hấp thu vào máu một cách hiệu quả. Từ đó hỗ trợ trị nhiều bệnh và nâng cao sức khỏe cho người dùng.

Rất may, tôi đã tìm được đúng đơn vị để chuyển giao và 2 năm nay, sản phẩm đã được người dùng đánh giá cao.

Tuy nhiên, không phải với công nghệ nào cũng may mắn như vậy. Có nhiều đề tài nghiệm thu tốt nhưng doanh nghiệp không thiết tha đưa vào ứng dụng hoặc cơ chế chính sách bất cập nên chúng tôi không an tâm để chuyển giao công nghệ. Thậm chí, khi chuyển giao rồi, thì sản phẩm của mình cũng không được bảo vệ.

 
PGS Lý nói: Ví dụ như với kết quả của sản phẩm nano curcumin, 2 năm đầu người tiêu dùng được dùng sản phẩm tốt từ chuyển giao công nghệ của viện HLKHCNVN nhưng sau đó nhiều cơ sở đua theo tung ra cái gọi là nano curcumin.

Nhưng ai chắc đó là nano curcumin thật? Vậy, nhà nước cần quản lý sao để doanh nghiệp đưa vào ứng dụng những đề tài khoa học không bị ‘chết đuối’ bởi hàng giả, hàng nhái? Nên, cần phải bảo hộ những sản phẩm khoa  học công nghệ.

Ở khía cạnh là doanh nghiệp đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm, ông Phan Văn Hiệu, chủ tịch hội đồng quản trị công ty CVI chia sẻ: “Doanh nghiệp chúng tôi áp dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị các sản phẩm dược liệu thế mạnh, truyền thống của Việt Nam để phát triển các dòng sản phẩm dược phẩm có giá trị cao.

Chúng tôi may mắn thừa hưởng thành quả của một công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất dược phẩm, được chuyển giao từ Viện Hoá học – Viện HLKHVN.

Từ đây, công ty đã tạo ra được những dòng sản phẩm đột phá về hiệu quả sử dụng chứa nano curcumin từ cây nghệ vàng, phát huy các hiệu quả điều trị tuyệt vời của cây nghệ, mang đến niềm hy vọng cho hàng chục nghìn bệnh nhân ung thư, hàng trăm nghìn người đang bị đau dạ dày…

Ngoài ra, chúng tôi không chỉ tìm kiếm sự hợp tác chuyển giao từ các đề tài nghiên cứu khoa học có sẵn mà còn chủ động đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề từ thực tiễn và đã có hai đề tài được nghiệm thu.

                          
Ông Phan Văn Hiệu chia sẻ những khó khăn thách thức khi đưa sản phẩm là kết quả  hợp tác giữa nhà khoa học với doanh nghiệp trước đoàn chủ tọa gồm Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân; Thứ trưởng Bộ KHĐT Đặng Huy Đông; Phó chủ nhiệm ủy ban KHCNMT Quốc hội Lê Bộ Lĩnh.
Hiện, chúng tôi đang phối hợp với tỉnh Quảng Ninh, sử dụng một phần ngân sách hỗ trợ của tỉnh để cùng với tập thể hơn 10 nhà khoa học từ ba Trung tâm nghiên cứu lớn thực hiện một nhóm các đề tài NCKH tổng thể về cây dược liệu ba kích, nhằm đưa ra thị trường một dòng sản phẩm được NCKH bài bản từ cây ba kích tím.

Tuy nhiên, ông Hiệu cho rằng, để các ứng dụng khoa học công nghệ đi vào thực tiễn, đến với người dân cần hình thành thị trường các sản phẩm khoa học công nghệ được vận hành công khai, minh bạch bằng cách luật hoá các quy định liên quan.

Một vấn đề nữa mà ông Hiệu băn khoăn là câu chuyện các doanh nghiệp được tài trợ để nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

Sự hỗ trợ từ phía nhà nước, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp là rất quý báu. Tuy nhiên, khi đã được cấp ngân sách, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về hoá đơn, chứng từ, giấy tờ theo đúng các thủ tục phức tạp của nhà nước… có thể bị đánh giá sai.

Thực tế, đã có những câu chuyện doanh nghiệp bị điều tra với lý do là lập khống chứng từ để hợp thức hoá các khoản tài trợ từ ngân sách của nhà nước.

Đặc biệt là câu chuyện một doanh nhân từng được giải thưởng gương mặt trẻ tiêu biểu VN năm 2012 ở Thái Bình bị khởi tố về tội lập khống chi sai 650 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ phát triển KHCN của tỉnh.

Chủ tịch HĐQT CVI băn khoăn: Khoan bàn đến câu chuyện đúng sai nhưng bài học này khiến doanh nghiệp tham gia áp dụng KHCN mong muốn sử dụng một phần ngân sách nhà nước không khỏi chùn chân.

Nếu chúng ta đưa ra được cơ chế khoán ngân sách theo mục tiêu và kết quả của đề tài nghiên cứu thì vấn đề sẽ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều, nhà nước dễ quản lý và doanh nghiệp cũng “tự tin” hơn khi sử dụng ngân sách nhà nước.

Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cắt băng khai mạc Techmart Hanoi 2016

Tối 28/9, tại Bảo tàng Hà Nội, Chợ công nghệ và thiết bị Hà Nội – Techmart Hanoi 2016 chính thức được khai mạc. Đây là hoạt động thiết thực nhằm chào mừng kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2016).



Tới dự Lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội; Giáo sư Viện Sĩ Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố cùng các cơ quan báo chí lớn trên cả nước.

 Các đại biểu cắt băng khai mạc Techmart Ha Noi 2016
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tin tưởng: “Chợ công nghệ và thiết bị Hà Nội 2016 sẽ là một nhịp cầu giao thương, một cơ hội gặp gỡ và tìm kiếm quý báu cho doanh nghiệp và các nhà khoa học, rút ngắn thời gian và khoảng cách trong giải quyết những khó khăn trong sản xuất của doanh nghiệp và đầu ra của các sáng chế, là cơ hội cho nhà quản lý nắm bắt thị trường công nghệ, kịp thời đưa ra những chính sách phù hợp trong quản lý và phát triển khoa học công nghệ”.

 Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại sự kiện
Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh nhấn mạnh điểm mới của Techmart Hanoi 2016 là tập trung giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ cao như giải pháp công nghệ thông tin cho các ngành công nghiệp, giáo dục, y tế và quản lý, hệ thống điện mặt trời, sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ sản xuất, công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông sản an toàn, các sản phẩm y-sinh công nghệ cao trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Cũng tại buổi lễ, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội, 3 hợp đồng với tổng trị giá lên tới 16,4 tỷ đồng đã được ký kết trong đó có hợp đồng chuyển giao nguyên liệu Phức hệ Nano FGC, sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trị giá 3 tỷ đồng giữa Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI.

 Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI, Viện cơ điện tử CIE, Công ty CP Sinh học ký hợp đồng chuyển giao (từ trái qua)

GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu cho biết: “Chúng tôi rất ấn tượng về CVI, những người trẻ đầy nhiệt huyết và có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Viện Khoa học Vật liệu tin tưởng CVI sẽ là đơn vị nhận chuyển giao tốt nhất đề án “Nghiên cứu quy trình bào chế hệ dẫn thuốc kích thước nano: Nano (Fucoidan-Curcumin-Ginseng) dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư” của TS Hà Phương Thư, làm cho những đề tài của Viện Khoa học Vật liệu nhanh chóng trở thành những sản phẩm có ích, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.

 GS.TS Nguyễn Quang Liêm và ông Lại Quí Dương (GĐ kinh doanh CVI) ký kết hợp đồng chuyển giao nguyên liệu Phức hệ Nano FGC

Đây là năm thứ 3 CVI tham gia Techmart Hanoi, mang đến gần 10 sản phẩm như CumarGold, Decumar, Kem EmBé, DetoxGreen, CumarKul, Heposal-B, Antrinano…v..v…, nhận được sự quan tâm lớn từ phía người tiêu dùng. Bà Lê Phương Dung, GĐ Marketing CVI cho biết: “Là doanh nghiệp thành công với mô hình chuyển giao khoa học công nghệ, CVI luôn luôn đi đầu trong việc tham gia các hội chợ khoa học công nghệ. Hội chợ Techmart 2016, CVI vinh dự hơn nữa khi được chọn là một trong 3 doanh nghiệp tham gia buổi lễ ký kết chuyển giao nguồn nguyên liệu Phức hệ Nano FGC, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, nhà nước và thành phố Hà Nội. Sự kiện lần này khẳng định một lần nữa con đường CVI đang đi hoàn toàn đúng đắn. Chúng tôi đang dần trở thành doanh nghiệp tin cậy để các nhà khoa học chuyển giao các đề tài nghiên cứu của mình, nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống”.

 Các sản phẩm của CVI nhận được sự quan tâm lớn từ phía người tiêu dùng

Ngay sau buổi lễ ký kết, tháng 10/2016 CVI sẽ đưa ra thị trường một sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư từ Phức hệ Nano FGC, thực hiện tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, đã được thử nghiệm hoạt tính sinh học chống ung thư tại Học viện Quân Y 103. Sản phẩm này hứa hẹn sẽ mở ra một hướng đi mới trong dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, tiếp nối những thành công nhất định của CumarGold trong suốt 3 năm qua.

Chợ công nghệ và thiết bị Techmart 2016 được coi là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng khóa XII và nghị quyết của Đảng Bộ thành phố khóa XVI về phát triển khoa học công nghệ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phát triển thủ đô.

Sự kiện diễn ra từ ngày 28/09 đến hết ngày 01/10 với sự tham gia của 436 gian hàng đến từ các tỉnh, thành phố, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học, sáng chế và các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức, Trung Quốc…
Hà Hoa

Lần đầu tiên Việt Nam chế tạo thành công phức hệ Nano FGC dùng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Đây là kết quả được công bố tại hội thảo khoa học “Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ Nano FGC trong dự phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu” giữa Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI diễn ra vào sáng 11/10/2016, tại Hội trường lớn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.



Tham dự sự kiện có sự góp mặt của GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Phó bí thư thường trực Đảng Ủy, Viện Trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Sỹ Nguyễn Văn Hiệu, Nguyên Chủ tịch Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam, GS.TSKH Dương Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch Viện Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội Khoa Việt Nam, GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng bộ môn Dược lý, trường  ĐH  Y Hà Nội cùng gần 200 nhà khoa học hàng đầu đến từ Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, các chuyên gia y tế Hội Nội Khoa Việt Nam, Học viện Quân y, chuyên gia ung bướu, các cơ quan thông tấn báo chí lớn trên cả nước cùng hàng trăm bệnh nhân ung thư và người nhà bệnh nhân trên khắp cả nước.

 Sự kiện thu hút được sự quan tâm lớn từ giới chuyên gia, truyền thông và người bệnhTại hội thảo 3 báo cáo khoa học lần lượt được trình bày bao gồm: “Sự hấp dẫn khó cưỡng của các thảo dược trong hỗ trợ điều trị ung bướu” – Báo cáo tổng hợp của GS.TS Đào Văn Phan; “Ứng dụng công nghệ Nano chế tạo Phức hệ Nano FGC” – Báo cáo nghiên cứu của TS Hà Phương Thư –Trưởng phòng Nano Y Sinh – Viện Khoa học Vật Liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN;  Báo cáo khoa học “Nghiên cứu quy trình bào chế hệ dẫn kích thước nano: Nano (Fucoidan, Curcumin, Ginseng), dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu” –TS. Hồ Anh Sơn, Học viện Quân y.

 GS Đào Văn Phan khẳng định vai trò to lớn của các thảo dược trong dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Phân tích về vai trò của 3 hoạt chất Curcumin (Nghệ), Fucoidan (Rong nâu), NotoGinseng (Tam thất), GS.TS Đào Văn Phan chia sẻ: “Gốc tự do, chất oxi hóa trong cơ thể sẽ phá hoại tế bào, gây đột biến gen và là nguồn gốc phát sinh ung thư. Curcumin, Fucoidan, NotoGinseng đều là những chất chống oxi hóa mạnh, tiêu diệt các gốc tự do để dự phòng Ung thư, đồng thời có tác dụng nângcaothểtrạng, ức chế phân bào, ức chế tạo mạch mới, tăng cường miễn dịch. Ba chất này gần tương tự như nhau, khi dùng trong cùng một phức hệ sẽ hiệp đồng tác dụng, mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng riêng lẻ”.

 TS Hà Phương Thư – chủ nhân đề án “Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư”
TS. Hà Phương Thư nhấn mạnh: Những bệnh nhân ung thư bị hoá-xạ trị thường bị chán ăn, thậm chí sợ ăn, khiến cơ thể suy kiệt, cộng thêm những đau đớn, sợ hãi trong quá trình điều trị khiến bệnh nhân không đủ sức khỏe để theo hết quá trình điều trị.

Theo TS Hà Phương Thư, lâu nay việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất thường không mang lại hiệu quả vì Curcumin khó tan, hấp thu kém và hàm lượng Notoginseng trong tam thất không cao. Do đó, bà cùng cộng sự đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nano nhằm đưa Curcumin từ đặc điểm khó tan thành những chất tan tốt trong nước bằng Phức hệ nano FGC: Nano (Fucoidan-Curcumin-Ginseng) chuyển giao cho công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI chế tạo thành sản phẩm CumarGold Kare dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Những thử nghiệm đã cho thấy, người bệnh sau khi dùng CumarGold Kare đều có cảm giác muốn ăn, từ đó nâng cao thể trạng do tam thất, nghệ, tảo là các chất dinh dưỡng bổ máu, giảm thiểu tác dụng phụ do hóa –xạ trị gây ra như thiếu máu, mất ngủ, chán ăn vv… Điểm đột phá của CumarGold Kare là sử dụng toàn bộ nguyên liệu hợp chất từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam.

 Tác dụng kháng ung thư của CumarGold Kare đã được thử nghiệm tại Học viện Quân y do nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Lĩnh Toàn phụ trách
CumarGold Kare đã được thử nghiệm hoạt tính sinh học chống ung thư tại Học Viện Quân Y, TS. Hồ Anh Sơn cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tác dụng kháng ung thư của CumarGold Kare trên dòng tế bào ung thư vòm họng, vú, phổi, gan và tuyến tiền liệt người và thử nghiệm trên chuột thiếu hụt miễn dịch (nude mice) mang khối ung thư phổi người. Kết quả cho thấy, CumarGold Kare có tác dụng ức chế phát triển tế bào ung thư, đặc biệt trên dòng tế bào ung thư phổi A549, ung thư gan Hep-3B, ung thư vòm họng HTB-43. Tế bào ung thư có biểu hiện thưa thớt dần theo thời gian, hình dạng bị biến đổi, thoái hóa. Trên chuột nude mang khối ung thư phổi người, CumarGold Kare có tác dụng ức chế khối u phát triển, tăng tỉ lệ sống sót so với nhóm chứng. Đặc biệt nhóm chuột ung thư sử dụng kèm CumarGold Kare với hóa chất kháng ung thư (Doxorubicine) có tỉ lệ tế bào miễn dịch NK và DC cao hơn so với tất cả các nhóm khác, và bao gồm cả nhóm chứng, chứng tỏ CumarGold Kare có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu”.

 TS Hồ Anh Sơn trình bày báo cáo “Nghiên cứu tác dụng kháng ung thư của CumarGold Kare”
Curcumin (Nghệ) được nano hóa thông qua việc sử dụng đồng thời hai loại chất mang có nguồn gốc thiên nhiên là Fucoidan (Rong/Tảo biển nâu) và Saponin Notoginseng (TamThất) giúp tăng độ bền của hệ nano, kiểm soát tốt quá trình giải phóng hoạt chất, giúp curcumin hấp thu tối đa, mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng Curcumin, Fucoidan và Tam thất riêng lẻ
Tại Hội thảo, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã chuyển giao công nghệ này cho Công ty Cp Dược Mỹ Phẩm CVI thành sản phẩm CumarGold Kare có chứa hệ Nano FGC ưu việt với nhiều ưu thế vượt trội so với những hệ dẫn truyền thống thông qua việc cải thiện độ tan, tối ưu khả năng bao gói, bảo vệ dược chất khỏi những rào cản sinh học, nâng cao thời gian lưu thông của thuốc trong hệ tuần hoàn, tập trung hoạt chất tại vùng khối u thông qua hai cơ chế hướng đích: thụ động và chủ động.

 Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI ký nhận chuyển giao phức hệ Nano FGC thành sản phẩm CumarGold Kare
Sự kiện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong bối cảnh mỗi năm ở Việt Nam có khoảng hơn 200.000 người mắc mới và 80.000 người chết vì ung thư, chi phí Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chi trả cho điều trị căn bệnh này cũng lên đến 160.000.000 USD (năm 2013), gây ra gánh nặng về thể xác, tinh thần, kinh tế cho bệnh nhân và gia đình.
Hà Hoa


CVI kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam

Chiều 27/2, Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI đã tổ chức lễ kỷ niệm chào mừng 62 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2017).

Lễ kỷ niệm diễn ra trang trọng và ấm cúng tại Văn phòng Công ty với sự tham gia của Ban lãnh đạo, Giám đốc các phòng chức năng và gần 30 dược sĩ cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đang làm việc tại CVI.

 
Ban giám đốc và đội ngũ dược sỹ CVI nhận quà ngày 27/02

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Văn Hiệu – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI đề cao trách nhiệm của người thầy thuốc cùng những cán bộ, nhân viên đã và đang đóng góp vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: “Không cứ gì những người trực tiếp làm y, bác sĩ mà ngay cả những người kinh doanh thuốc, sản xuất ra thuốc cũng cần phải có một cái Tâm. Tức là trái tim phải luôn hướng về người bệnh, phải thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, chia sẻ với họ những đau đớn bệnh tật. Từ đó sẽ dần thấu hiểu họ hơn, và có nhiều ý tưởng nghiên cứu mới, cho ra đời các sản phẩm có chất lượng thực sự tốt, đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng, vượt ra ngoài giới hạn của những giá trị liên quan đến kinh doanh” – ông Phan Văn Hiệu nhấn mạnh.

Cũng trong buổi gặp mặt, ông Nguyễn Trường Thành – Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI gửi lời động viên, khuyến khích các Dược sĩ cũng như CBCNV đang làm việc tại CVI luôn yêu nghề và tiếp tục cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Đồng thời chia sẻ về kế hoạch trong năm 2017: “Song song với việc phát triển kinh doanh, chúng ta sẽ đầu tư thêm nhà máy sản xuất để tầm nhìn trong 3 năm tới, CVI sẽ là doanh nghiệp dược phẩm chủ động từ khâu chiết xuất nguyên liệu đến khi ra thành phẩm. Chúng ta chủ động để giúp cho việc kinh doanh chủ động và quan trọng hơn là kiểm soát nghiêm ngặt được chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường”.
Ông Nguyễn Trường Thành tin tưởng với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, CVI sẽ là điểm một điểm sáng trong tiến trình nội địa hóa ngành dược phẩm Việt Nam. Để đạt được kỳ vọng ấy rất cần sự đoàn kết, nỗ lực và cố gắng từ tất cả các bộ phận, các cán bộ, nhân viên trong Công ty.
Lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam là một hoạt động thường niên tại Công ty. Đây cũng là món quà tinh thần quý giá tôn vinh và động viên tập thể CBCNV CVI nói chung và các dược sỹ đang công tác tại CVI nói riêng cùng nhau phấn đấu hơn nữa, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và trách nhiệm với xã hội, vì mục tiêu mang đến những sản phẩm tốt nhất phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Vân Anh

CumarGold lọt TOP 100 sản phẩm Tin & Dùng 2016

Chiều 25/11, tại Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Tư vấn Tiêu dùng tổ chức lễ trao giải thưởng và vinh danh 100 sản phẩm, dịch vụ “Tin và Dùng” được người tiêu dùng bình chọn năm 2016.

Với chủ đề trọng tâm của chương trình “Tin và Dùng 2016” là “Sản phẩm xanh, tiêu dùng sạch – Sự đầu tư dài hạn cho tương lai”, các sản phẩm – dịch vụ đề cử bình chọn được chia theo 7 nhóm ngành chính: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thực phẩm và dịch vụ bán lẻ; thời trang, mỹ phẩm, làm đẹp; sản phẩm gia dụng – nội thất; dược phẩm và thiết bị chăm sóc sức khoẻ; du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản; công nghệ, viễn thông.
Trong 10 tháng (từ tháng 1 – 10/2016), chương trình thu hút 4.000 sản phẩm – dịch vụ tham gia đề cử. Đồng thời, Ban tổ chức đã nhận lại được 16.000 phiếu bình chọn, 62.000 ý kiến đánh giá trực tuyến của người tiêu dùng trên cả nước.
Bà Hoàng Thuỷ Chung, đại diện Ban tổ chức chương trình “Tin & Dùng 2016” cho biết, tiêu chí đánh giá, bình chọn năm nay tập trung đề cao sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, quá trình sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và sức khoẻ. Mục tiêu của chương trình khảo sát “Sản phẩm xanh, tiêu dùng sạch”, để khuyến khích người tiêu dùng tự đánh giá và lựa chọn sử dụng những sản phẩm an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường…
Việc làm này không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe của mỗi người, môi trường sống của cộng đồng mà còn giúp lành mạnh hóa thị trường, loại bỏ sản phẩm không đảm bảo các tiêu chuẩn cơ sở về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Một số doanh nghiệp được trao giải và vinh danh trong năm nay đáng chú ý có Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Trung Nguyên, Lock&Lock, VinMart, HD Bank, TP Bank và Dược Mỹ phẩm CVI.

 Ông Lã Thượng Thiên, GD Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI miền Nam trên sân khấu nhận giải
Là một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất trên sân khấu nhận giải, CumarGold được Tạp chí Tin & Dùng vinh danh Top 100 về Dược phẩm và Chăm sóc sức khỏe.
Có mặt trên thị trường hồi cuối năm 2013 nhưng bằng uy tín, chất lượng của một sản phẩm mang thương hiệu Việt từ nguồn dược liệu Việt, CumarGold đã và đang là sản phẩm Tin & Dùng của hàng triệu bệnh nhân ung bướu, dạ dày, gan mật, phụ nữ sau sinh trên khắp cả nước.

 
Sau 3 năm, CumarGold hiện đang là người bạn đồng hành mỗi ngày của hàng triệu bệnh nhân

Đây là năm thứ 3 liên tiếp CumarGold vinh dự nhận giải thưởng cao quý này do độc giả Tạp chí Tin & Dùng bình chọn, là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng và niềm tin từ phía người tiêu dùng dành cho các sản phẩm của CVI nói chung và CumarGold nói riêng.
Từ năm 2006 đến nay, chương trình Tin & Dùng Việt Nam được tổ chức thường niên nhằm bình chọn sản phẩm hàng hóa – dịch vụ trên thị trường Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn. Đây là chương trình lấy ý kiến người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi; sự lựa chọn và những dự định trong tương lai của người tiêu dùng về mua sắm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm hàng tiêu dùng.
Hà Hoa