Skip to main content

Tác giả: cvi

Gala Dinner Quảng Bình 2024

No Images found.

Doanh nghiệp Việt “dọn hàng” lên Amazon có dễ?

(KTSG Online) – Thương mại điện tử xuyên biên giới đang chứng kiến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện tại có hàng nghìn nhà bán hàng ở nhiều lĩnh vực đang phát triển kinh doanh toàn cầu qua Amazon. Tuy vậy, việc tìm kiếm thế mạnh cạnh tranh trên sân chơi quốc tế không mấy dễ dàng với thương hiệu Việt.

Báo cáo do AccessPartnership phát hành chỉ ra doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tính tăng trưởng trên 20% mỗi năm, dự kiến đạt 256,1 nghìn tỉ đồng (11,1 tỉ đô la Mỹ) vào năm 2026.

Thế mạnh vùng miền thôi chưa đủ

Chia sẻ với KTSG Online, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, ông Gijae Seong cho biết số lượng sản phẩm của các nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon đã tăng 300% trong 5 năm. Số lượng nhà bán hàng Việt Nam có doanh thu hơn 1 triệu đô trong năm 2023 cũng tăng gần 10 lần so với năm 2019.

Trong vòng 12 tháng tính đến hết 31-8-2023, các đối tác bán hàng Việt Nam đã bán hơn 17 triệu sản phẩm cho khách hàng trên toàn cầu, ghi nhận 70% tăng trưởng về số lượng sản phẩm xuất khẩu qua Amazon.

Theo ông, thế mạnh sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua trên TMĐT xuyên biên giới nổi bật nhất là các sản phẩm liên quan đến gỗ. Trong đó, có hai nhóm chính là nhà cửa và nhà bếp, chẳng hạn như thớt gỗ, bàn ghế ngoài trời, các vật trang trí treo tường bằng mây tre đan…

Hệ thống vận hành, vận chuyển của Amazon toàn cầu. Ảnh: Amazon Global Selling Việt Nam

Bên cạnh đó, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tự nhiên, mang tính địa phương của Việt Nam được ưa chuộng là sản phẩm tiêu dùng (trà thảo mộc, cà phê, trái cây sấy khô…) và nhóm sản phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cá nhân (mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…).

Ở Việt Nam, thương hiệu Abera sử dụng nghệ, nha đam, bột cà phê để sản xuất các sản phẩm chăm sóc da, tóc, răng… được thị trường ghi nhận rất tích cực vì vừa giải quyết được vấn đề đặc trị của khách quốc tế, vừa có yếu tố địa phương và tự nhiên cao.

Tương tự, doanh nghiệp Việt CVI Pharma cũng có các sản phẩm thực phẩm chức năng ứng dụng các lợi thế địa phương, giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách quốc tế. Có thể nói, dư địa của các ngành này rất lớn và Việt Nam có nhiều ưu thế để cạnh tranh tốt trên thị trường này, ông Gijae Seong nhấn mạnh.

Khi gia nhập Amazon, thương hiệu Abera đã thu hút khách trên thế giới quan tâm đến mỹ phẩm thuần Việt. Chỉ tính trong năm 2023, Abera đã đạt doanh thu triệu đô la Mỹ trên Amazon, chiếm khoảng 28% tổng doanh thu của thương hiệu. “Mức độ tăng trưởng của Abera trên Amazon vượt xa kỳ vọng ban đầu của đội ngũ lãnh đạo”, đại diện Abera bộc bạch.

Để Việt Nam bước ra toàn cầu thông qua TMĐT xuyên biên giới cần “kiềng 3 chân”. Đại diện Amazon Global Selling Việt Nam chỉ ra thứ nhất là năng lực sản xuất dựa trên lợi thế các sản vật, nguyên vật liệu địa phương. Thứ hai là kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng online để vận hành doanh nghiệp trên môi trường TMĐT. Thứ ba là làm câu chuyện thương hiệu để tạo điểm nhấn khác biệt.

“Thay áo mới” vào thị trường ngoại

Khi tham gia Amazon, ông Phan Văn Hiệu, CEO của công ty CVI Pharma chia sẻ kinh doanh trên Amazon là một môi trường rất cạnh tranh, đặc biệt với các nhà bán hàng từ Ấn Độ, Trung Quốc. Do đó, công ty cần nâng cao năng lực của doanh nghiệp về mọi mặt từ nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, làm truyền thông, marketing và vận hành.

Ông Hiệu yêu cầu đội marketing quốc tế cần giỏi tiếng Anh, quen thuộc với các nền tảng đặc thù ở Mỹ như Instagram, Twitter (x) và phải có kinh nghiệm làm việc trên sàn TMĐT ở Mỹ.

Được biết, các sản phẩm của CVI qua Amazon đều có sự nghiên cứu riêng cho thị trường quốc tế. Tuy vậy, khó khăn nhất là thấu hiểu nhu cầu người tiêu dùng Âu Mỹ. Khách Mỹ coi trọng sự thật nên mọi quảng cáo, giới thiệu thông tin mặt hàng phải có bằng chứng, giấy tờ kiểm nghiệm.

“Họ cũng quan tâm đến môi trường, xu hướng bảo vệ thiên nhiên, hỗ trợ người yếu thế nên công ty tập trung xây dựng sản phẩm, câu chuyện thương hiệu, thiết kế bao bì theo hướng đó”, ông Hiệu nhấn mạnh.

Ông Phan Văn Hiệu (phải), CEO CVI Pharma đang giới thiệu sản phẩm của công ty. Ảnh: DNCC

Hiện tại, đội ngũ CVI cũng đẩy mạnh việc hợp tác đầu tư với những đơn vị có kinh nghiệm kinh doanh thị trường quốc tế để cùng khai thác thế mạnh của nhau.

Trong khi đó, đại diện Abera chỉ ra sự khác biệt giữa Amazon với sàn TMĐT trong nước làm việc xuất khẩu thời gian đầu gặp ít nhiều thách thức. Amazon đòi hỏi thương hiệu phải cung cấp giấy tờ, chứng từ đầy đủ. Mặt khác, bao bì, phong cách truyền thông cũng phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của Amazon.

Theo đại diện Abera, nếu ở thị trường Việt chuộng các sản phẩm làm trắng da, thì ở sàn quốc tế “whitening” (làm trắng) là từ khá nhạy cảm. Do đó, thay vì dùng từ “whitening” thì công ty nghiên cứu đổi sang cách nói khác cho đúng với thị hiếu và văn hoá của họ.

Đại diện Abera tìm hướng thích nghi mở rộng thị trường mới. Ảnh: DNCC

Thứ hai, nếu ở thị trường Việt, nhãn hàng phải liên tục tạo chương trình giảm giá, miễn phí vận chuyển thu hút khách, thì với nước ngoài Abera phải sẵn sàng tâm lý cho khách hàng đổi trả sản phẩm hoặc thậm chí gửi lại hàng cho khách nếu bên vận chuyển để lạc mất hàng.

Về chi phí marketing, thương hiệu chi trả khoảng 35% mỗi tháng. Riêng chi phí nhập hàng vào kho Amazon bên Mỹ khá cao tùy vào lượng hàng mỗi tháng để tính toán. Để phù hợp hơn với những yêu cầu của Amazon, Abera đã tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp chuẩn FDA (chứng nhận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ), có phương thức truyền tải thông điệp chỉn chu, chuyên nghiệp hơn…

Theo ông Gijae Seong, TMĐT xuyên biên giới đang mở ra một kỷ nguyên mới cho thương mại toàn cầu. Đối với sân chơi này, cơ hội là như nhau cho các doanh nghiệp. Dù vậy, thực tế còn nhiều doanh nghiệp trong nước chưa sẵn sàng vì thiếu nguồn lực và nhân lực phù hợp để bắt đầu chuyển đổi số.

Để đi bền vững với TMĐT xuyên biên giới, ông cho rằng doanh nghiệp phải biết tận dụng công cụ, số liệu, dữ liệu mà Amazon và các môi trường online khác cung cấp để đọc vị thị trường, thấu hiểu nhu cầu người dùng quốc tế. Từ đó công ty sáng tạo sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thay vì lấy sản phẩm đã bán tại Việt Nam mang ra quốc tế.

Thứ hai, khi nhận được dữ liệu thị trường, các đánh giá của khách hàng về sản phẩm, các doanh nghiệp phải đủ nhanh nhạy để thay đổi, cải tiến sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu.

Thứ ba, các doanh nghiệp phải nghiêm túc đầu tư xây dựng thương hiệu, sử dụng công cụ, công nghệ để bảo vệ, xây dựng thương hiệu nhằm tăng giá trị sản phẩm trên trường quốc tế.

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

Làm mới những giá trị cũ

Việc làm mới những giá trị cũ bằng khoa học công nghệ không chỉ là sự lựa chọn chiến lược giúp CVI Pharma với nguồn lực hạn chế có cơ hội tiếp cận thị trường dược phẩm đang cạnh tranh khốc liệt, mà còn là động lực phát triển của Công ty.

Đó là chia sẻ của ông Phan Văn Hiệu – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI với DĐDN.


– Thưa ông, CVI Pharma là một trong những doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, tạo ra mối quan hệ kết nối vững chắc giữa “ba nhà”: nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp. Điều này đã và đang mang lại giá trị bền vững ra sao cho doanh nghiệp?

Đất nước chúng ta có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú cùng nền y học cổ truyền lâu đời với hàng nghìn bài thuốc dân gian mang bản sắc riêng. Song nước ta lại đi sau các nước phát triển về công nghệ sản xuất nên thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu về bào chế. Điều này đã vô tình bỏ phí nguồn tài nguyên thảo dược mà thiên nhiên ban tặng và những bài thuốc quý gia truyền nhiều đời của cha ông. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các loại thảo dược có tính ứng dụng cao cũng bị “cất trong ngăn tủ”, gây lãng phí chất xám và nguồn tài nguyên dược liệu phong phú.

Chính từ những trăn trở đó, chúng tôi đã mạnh dạn thành lập Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI (CVI Pharma), hợp tác với các nhà khoa học, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các sản phẩm đột phá, chất lượng từ nguồn dược liệu thuần Việt. Qua đó, đã mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng bằng các sản phẩm được nghiên cứu chỉn chu, có giá trị thực tiễn cho người dùng; cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân; cải tạo liên tục nguồn tài nguyên đất trồng dược liệu.

Việc làm mới những giá trị cũ bằng khoa học công nghệ không chỉ là sự lựa chọn chiến lược giúp CVI Pharma với nguồn lực hạn chế có cơ hội tiếp cận thị trường dược phẩm đang cạnh tranh khốc liệt, mà còn là động lực phát triển của Công ty.

– Đến thời điểm hiện tại, ông nhận thấy ngành dược của Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?

Ngành sản xuất dược phẩm ở Việt Nam được xếp vào các ngành có tỷ lệ tăng trưởng nhanh chóng. Thị trường dược phẩm Việt Nam còn được dự báo sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có sự đầu tư bài bản hơn, đạt được các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt hơn. Hơn nữa, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam tương đối phát triển. Đặc biệt, hệ thống nhà thuốc đang phát triển rộng khắp trên cả nước.

Tuy nhiên, ngành sản xuất dược phẩm tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như thiếu kết nối với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến và chưa làm chủ được thị trường Việt Nam. Nhiều nhà máy thuốc ở Việt Nam chỉ cho ra các sản phẩm dạng bào chế với dây chuyền sản xuất đơn giản, chưa tiếp cận tới các công nghệ hiện đại, kỹ thuật bào chế mới,…

Một điều đáng buồn là hơn 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm trong nước phải nhập khẩu, trong khi đó tài nguyên cây thuốc khổng lồ cùng với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi lại không được tận dụng tối đa.

Xưởng nang mềm hiện đại, đồng bộ được cung cấp bởi nhãn hiệu CUBE Hàn Quốc.

– Vậy, từ thực tế triển khai ở doanh nghiệp, theo ông làm thế nào để có thể tận dụng được tối đa những thuận lợi và khắc phục những khó khăn?

Với thị trường tiêu thụ sẵn có, các doanh nghiệp sản xuất dược tại Việt Nam cần nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngành dược cần tập trung nguồn lực vào các khâu nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển, sản xuất thuốc. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào các sản phẩm thuốc nhập khẩu từ nước ngoài.

Công nghệ tiên tiến luôn là chìa khóa khi muốn phát triển và nâng cao sức cạnh tranh. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cần áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất và khai thác hết thế mạnh vốn có của nước ta. Một trong những điều thiết yếu để gia tăng tính cạnh tranh là đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trước tiên, các nhà máy cần đạt các tiêu chuẩn sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn càng cao thì doanh nghiệp càng uy tín, chất lượng.

CVI Pharma định vị sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, dẫn dắt ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam gắn với thảo dược.

– Hiện, CVI đang đóng vai trò như một mắt xích còn thiếu trong chuỗi phòng thí nghiệm – sản xuất – thị trường. Đâu là những thách thức cho CVI khi tham gia vào kết nối chuỗi giá trị này?

CVI Pharma ra đời trong lúc ngành dược phẩm đang đối diện với rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi luôn nhận thức được rằng tập trung vào R&D là điều kiện tiên quyết tạo nên sự thành công, nhất là trong nghiên cứu và phát triển thảo dược đòi hỏi trình độ nhân lực cao, có độ rủi ro cao, tốn thời gian, tốn kém do các quy định nghiêm ngặt của Chính phủ.

Hơn nữa, tại Việt Nam, thông tin về nhu cầu sức khoẻ của người dân trong cộng đồng còn thiếu, gây cản trở cho việc đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng; sự phụ thuộc vào thị trường trưởng thành của ngành là một trở ngại bên cạnh việc chống lại định kiến của người tiêu dùng đối với dược phẩm sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, CVI Pharma đã chứng tỏ được vai trò dẫn dắt của mình trong việc bảo tồn và phát triển các loại dược liệu quý hiếm của Việt Nam với sứ mệnh tiên quyết “Nâng tầm thảo dược”. Có được những thành công bước đầu đó, chúng tôi đã xây dựng chiến lược và tổ chức thực thi, đo lường hiệu quả dựa vào hai yếu tố cốt lõi: tập trung vào R&D; lấy con người làm trọng tâm, chúng tôi giúp cải thiện sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới.

– Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

 

Bếp ăn “Gia Đình” ấm áp yêu thương

“Những món ăn gây thương nhớ”; “hương vị cơm nhà”; “bếp ăn gia đình tươm tất, ấm cúng”;… là những điều chúng tôi dành để nói về bữa cơm của U Huệ nấu cho toàn thể CBNV dưới Nhà máy CVI Pharma. Mọi người trên văn phòng hay ở kho vận luôn truyền tai nhau về những “bữa cơm lành canh ngọt” và mong mỏi có cơ hội được về Nhà máy để thưởng thức món ngon U nấu.

Cô Phùng Thị Huệ – Đầu Bếp tại Nhà máy CVI Pharma

Hậu phương vững chắc của Nhà máy
“U Huệ” là cách gọi thân mật mà chúng tôi dành cho Cô Phùng Thị Huệ – đầu bếp của Nhà máy bởi ngoại hình tuy nhỏ bé nhưng rất tảo tần, tận tụy, chăm lo từng bữa cơm cho CBNV trong gần 3 năm qua. U Huệ chính là “hậu phương” vững chắc, luôn đồng hành, hỗ trợ và chăm chút cho các cán bộ nhân viên ở “tiền tuyến”, đảm bảo đủ dinh dưỡng sức khỏe để mọi người có thể hăng say làm nhiệm vụ theo phân công của từng bộ phận.

Công việc của U đòi hỏi sự nhẫn nại, cần cù, chịu khó cùng với một đôi tay khéo léo, thao tác chính xác, nhiều kinh nghiệm và có vị giác nhạy bén. U Huệ sẽ lên thực đơn theo từng tuần với định lượng mỗi bữa ăn đều đạt chuẩn. Về nguồn nguyên liệu thực phẩm, U Huệ tiếp nhận từ HTX nông sản an toàn Quốc Oai theo tiêu chuẩn VIETGAP và có thể mua thêm các loại gia vị, rau dưa cần thiết cho bữa ăn. Các khâu từ lưu trữ & bảo quản thực phẩm – sơ chế nguyên liệu – chế biến nấu nướng – bảo quản thức ăn… đều được bố trí khu vực riêng biệt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khu vực Bếp nấu có U Huệ và một bạn phụ bếp, ngoài ra, hai chị tạp vụ của Bộ phận HCNS cũng sẽ hỗ trợ U khi chia cơm, chia món tới các bàn ăn. Mọi người đều rất cố gắng để chuẩn bị mâm cơm nóng hổi, ngọt lành, đủ dưỡng chất cho các CBNV làm việc tại Nhà máy.

Bữa cơm trưa tròn vị của hơn 100 CBNV làm việc tại Nhà máy

Những bữa cơm “Mẹ” nấu
Chúng ta dành phần lớn thời gian trong một ngày để làm việc ở Công ty nên buổi trưa là thời điểm quý giá để có thể nghỉ ngơi, ăn trưa và nạp lại năng lượng, sẵn sàng tinh thần bước vào giờ làm việc buổi chiều. Ăn trưa cũng là cơ hội để các CBNV có thể gặp mặt, quây quần bên mâm cơm và dành chút thời gian ngắn trong ngày để trò chuyện, chia sẻ cùng nhau. Quan tâm đến bữa ăn của CBNV là quan tâm đến đời sống tinh thần, giúp mọi người có thêm động lực để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trong công việc. Vì vậy, chất lượng bữa cơm tại Nhà máy đạt chuẩn “cơm mẹ nấu”, được chú trọng đầy đủ các món chính (thịt, cá, rau, canh…) và món tráng miệng (trái cây, sữa chua…).

Đặc biệt, thực đơn sẽ được thay đổi mỗi ngày để mọi người không bị nhàm chán và cũng có sự háo hức chờ đón xem bữa hôm nay có những món gì. Nhớ về những bữa cơm ngon miệng tại Nhà máy, anh Nguyễn Văn Tiến – Trợ lý Kinh doanh chia sẻ: “Những món ăn của U nấu rất vừa vị, quen thuộc với anh lắm. Nên khi chuyển về Văn phòng làm, anh rất nhớ cơm của U. Bữa nào kịp về ăn cơm trưa ở Nhà máy là lòng đầy hân hoan, vui sướng, ăn 3-4 bát cơm mới thấy mãn nguyện.”

Cô Huệ chăm lo đầy đủ 3 bữa cơm/ngày cho 80 CBNV trong giai đoạn làm việc “3 tại chỗ”

Người phụ nữ kiên cường
Trong thời điểm dịch Covid, Nhà máy triển khai biện pháp “3 tại chỗ” (sản xuất – cách ly – ăn nghỉ tại chỗ), một mình U Huệ đã chăm lo, nấu ăn đủ 3 bữa mỗi ngày cho 80 nhân sự làm việc tại chỗ. Công việc gặp nhiều khó khăn vất vả khiến U sút mất 2kg, nhưng U vẫn rất kiên cường, nghị lực phi thường khi ngày nào cũng dậy từ 4h sáng để chuẩn bị đồ ăn cho mọi người. Bất kể hôm trước U tiêm vaccine phòng Covid vẫn còn tác dụng phụ thì U vẫn quyết tâm vào Bếp để đảm bảo CBNV đủ bữa, đủ sức khỏe cho công việc và chống chọi qua dịch bệnh.

Hay như thời điểm hiện tại, Bếp ăn đang hoàn thiện nốt phần nâng cấp tu sửa cùng với tiết trời mùa hè nắng nóng nhưng cũng không làm ảnh hưởng tới công việc nấu ăn, chuẩn bị cơm nước cho Nhà máy. U Huệ cùng các chị phụ bếp luôn chỉn chu trong từng món ăn, mang lại những “mâm cơm nhà trọn vị” tới toàn thể anh chị em CBNV tại Nhà máy. Ghi nhận những nỗ lực và đóng góp đầy giá trị đó, CVI Pharma đã vinh danh cô Phùng Thị Huệ là Nhân viên xuất sắc Quý 2/2021 và là Nhân viên xuất sắc năm 2023.

Cô Phùng Thị Huệ được vinh danh là Nhân viên xuất sắc năm 2023.

Tháng 7 cũng là tháng sinh nhật của U Huệ. Chúc U tuổi mới luôn dồi dào sức khỏe, tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và gửi gắm thật nhiều yêu thương qua từng món ăn U nấu. Bếp là trái tim của mỗi căn nhà, còn trong trái tim của từng thành viên trong Ngôi nhà chung CVI Pharma thì luôn dành vị trí đặc biệt cho những món ăn đậm vị quê nhà của U Huệ.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG THÁNG 7/2024

CVI PHARMA CHIÊU MỘ NHÂN TÀI NGÀNH DƯỢC!!! 

Bùng nổ các vị trí công việc siêu hấp dẫn trong tháng 7/2024: 

1. Nhân viên Digital Marketing (Google, Facebook, Tiktok Ads): Xem thêm
2. Chuyên viên Marketing phát triển sản phẩm: Xem thêm
3. Nhân viên Telesale/CSKH: Xem thêm
4. Chuyên viên mua hàng: Xem thêm
5. Chuyên viên Nghiên cứu & Phát triển Mỹ phẩm: Xem thêm
6. Chuyên viên Nghiên cứu & Phát triển TPCN: Xem thêm
7. Nhân viên IPC: Xem thêm

QUYỀN LỢI:

– Lương thỏa thuận tuỳ theo năng lực và kinh nghiệm;
– Có cơ hội tham gia các khóa đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng phù hợp với vị trí.
– Có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động, phát triển, chế độ đãi ngộ tốt (Du lịch, Team Building hàng năm …)
– Có cơ hội khẳng định và phát triển bản thân.
– Được hưởng các chế độ: BHXH, BHYT, BHTN; chế độ phúc lợi và các quyền lợi khác theo quy định của Công ty & pháp luật.
 

LIÊN HỆ:
VP: Tầng 5, 61 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: (024) 3668 6938 

Email: tuyendung@cvi.vn

Fanpage: TUYỂN DỤNG CVI Pharma  

CVI trong tôi là hành trình tìm ra phiên bản tốt hơn của chính mình

Bước chân vào CVI từ khi mới ra trường, Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh đã có thời gian gần 8 năm gắn bó trong Ngôi nhà chung CVI Pharma tại Bộ phận Tư vấn & Chăm sóc Khách hàng. Nhìn lại chặng đường đã qua, Chị Mỹ Linh thấy bản thân đã có nhiều sự chuyển mình thay đổi, trưởng thành hơn và luôn cố gắng để tốt hơn mỗi ngày.

CVI giúp mình rèn luyện tính linh hoạt, dễ thích ứng

Công việc đầu tiên mà Chị Linh đảm nhận là chat page – hỗ trợ tư vấn và chăm sóc khách hàng qua Fanpage, Website. Sau đó được học hỏi, trau dồi và tích lũy kinh nghiệm để đáp ứng với vị trí telesale. Gần đây, Chị Linh tiếp nhận thêm công việc livestream từ Nhãn hàng Kutieskin để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho công việc và thúc đẩy doanh số bán hàng của Nhãn.
Đối với Chị Linh, những thay đổi trong công việc này đã mang đến cho Chị rất nhiều thuận lợi và cũng không ít những thử thách: “Bản thân mình là một người hướng nội, khá trầm lặng, ít nói và cũng chưa bao giờ livestream trước ống kính máy quay. Nên thực sự thời gian đầu được giao nhiệm vụ, mình chẳng có chút tự tin nào có thể làm tốt phần việc livestream này. Nhưng mọi người cũng động viên và góp ý dần dần qua từng buổi live, mình cũng cảm thấy quen hơn. Mình cố gắng chuẩn bị nội dung thật kỹ lưỡng chỉn chu; hiểu rõ về các sản phẩm của Kutieskin và nắm bắt nhanh nhạy các nhu cầu của Khách hàng. Khả năng giao tiếp cũng khá dần lên, mình biết cách nói chuyện sao cho có duyên để thu hút và giữ chân khách xem live, để lại nhiều tương tác, mua hàng,…”

Các buổi livestream của Kutieskin đạt được doanh số rất tốt

Các vị trí công việc khác nhau giúp Chị Linh tích lũy nhiều kiến thức mới, trở nên tự tin hơn và tạo ra nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày. Là Giám sát đội ngũ tư vấn của nhãn hàng Kutieskin, Chị Đỗ Thị Yến luôn đồng hành và chứng kiến những sự thay đổi tích cực ở Chị Linh: “Khi mới tiếp nhận nhiệm vụ Livestream, Linh rất cố gắng để học hỏi, rèn luyện và kiên trì cùng Team nắm bắt công việc một cách nhanh nhất. Hiện tại Linh là nhân sự livestream cứng và có kết quả doanh thu rất tốt, nằm trong top đầu của cả Team.”

Chị Mỹ Linh ngày càng trở nên tự tin và tỏa sáng

CVI giúp mình có môi trường làm việc tích cực
Điều giúp Chị Linh mong muốn gắn bó với CVI trong gần 8 năm qua chính là nhờ môi trường làm việc đầy tích cực và tràn ngập tình yêu thương. Chị Linh chia sẻ: “Tại CVI, các Sếp luôn đặt chữ tâm lên hàng đầu. Các chế độ phúc lợi cho nhân viên luôn được đảm bảo. Mọi người cũng luôn được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng công việc”. Chị Linh có cơ hội được làm việc cho 2 Nhãn hàng: CumarGold Kare – Hỗ trợ bệnh nhân ung bướu, và Kutieskin – Chăm sóc da bé toàn diện từ thiên nhiên. Tuy là hai dòng sản phẩm khác nhau với hai đội tư vấn riêng biệt, Chị Linh cũng hòa nhập rất nhanh và không gặp khó khăn khi nắm bắt các kiến thức về sản phẩm cũng như các kỹ năng tư vấn – chăm sóc khách hàng. Bởi Chị Linh luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình từ cấp trên, sự hỗ trợ nhiệt tình từ các đồng nghiệp cũng chính là các chị em thân thiết với nhau, chia sẻ nhiều câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày.

Môi trường làm việc ở CVI rất thân thiện, vui vẻ và tích cực

Chị Linh luôn có ấn tượng sâu sắc về những ngày đầu được tham gia các buổi ra mắt sản phẩm của Công ty, được lắng nghe những chỉ bảo và lời khuyên tận tình của các Anh Chị đồng nghiệp. Từ những cơ hội học hỏi đó, Chị Linh ngày càng vững vàng, kiên định với mục tiêu rõ ràng, để có thể kiên trì, bền bỉ, nỗ lực từng ngày. Chị Linh được vinh danh là Tư vấn viên ấn tượng – Cá nhân xuất sắc Quý 2/2020 CBNV có 5 năm đồng hành và phát triển cùng CVI.

CVI giúp mình có những trải nghiệm đáng quý
Chặng đường gần 8 năm làm việc tại CVI Pharma đã mang lại cho Chị Linh rất nhiều trải nghiệm đáng quý và cũng chính CVI đã đồng hành cùng Chị trên con đường khám phá phiên bản tốt hơn của Chị. Từ những giờ làm việc hăng say, hiệu quả cùng với các đồng nghiệp đầy tâm huyết. Tới những hoạt động nội bộ trong văn hóa doanh nghiệp của CVI: những bữa tiệc sinh nhật, những cuộc thi tài năng, những chuyến du lịch gắn kết tinh thần đồng đội giữa các phòng ban, bộ phận,… Chị Linh luôn trân trọng tất cả những kỷ niệm tuyệt vời đó và mong muốn có thể cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển chung của toàn bộ Hệ sinh thái CVI Pharma.

CVI là nơi lưu giữ thật nhiều kỷ niệm đẹp của Chị Mỹ Linh

Chúc Chị Mỹ Linh thật nhiều sức khỏe, luôn là đại diện cho sức trẻ nhiệt huyết – khát vọng, cùng chung tay xây dựng CVI Pharma ngày càng phát triển.